Chay Mala: Câu chuyện Đát-mơ và Ít-na-xa ở Văn phòng Trụ sở Liên Hiệp quốc

(Ngụ ngôn hiện đại ủng hộ chuyên mục “Nghĩ gì 10? Tiếng Chăm về đâu?“)

 

Chuyện xảy ra vào mùa thu năm 2052.

Lúc đó Ít-na-xa 95 tuổi, còn Đát-mơ 106 tuổi chẵn (quý ông làm chi mà sống dai thế chứ!).

 

Lúc đó bà con Chăm khắp mặt địa cầu, từ trong ra ngoài nước hình cong chữ S, từ châu Âu đến châu Phi châu Á lo chạy vạy làm ăn buôn bán nói tiếng Chăm độn tiếng Việt tiếng Pháp tiếng Anh tiếng Ma-rốc, Ca-mơ-run mà quên béng hết tiếng Chăm.

Còn mấy nhà nghiên cứu Chăm mãi cãi nhau mấy vụ poh găk với lại chroh ao có hay không có dăr tha, ăn thua đủ đến mức lôi nhau lên tận Bộ Giáo dục rồi quay về lúi húi ngày đêm nghiên cứu tiếp văn bản Chăm 300 năm 400 năm cho chí bia kí để chứng minh với trên phe ta đúng, đến quên hết trơn trọi tiếng cha đẻ mẹ sinh.

 

Vụ này xảy ra vào năm 2050 khi Liên Hiệp quốc thống kê số ngôn ngữ loài người đang điêu tàn. Chánh văn phòng UNESCO đã hoảng lên khi thấy ở trỏng có cả tiếng Chăm. Dân tộc văn minh siêu là vậy, có phong trào bảo vệ văn hóa nhiệt tình săng sái là thế, sao lại để xảy ra tình trạng thảm thương này. Thế thì làm sao mà nêu gương sáng cho mấy sắc dân châu Phi da đen, châu Mỹ da đỏ kia chứ.

Không thể như thế! Một Ủy ban cấp tốc được thành lập, tản nhau xuống tận hang cùng ngõ hẻm nào có bóng dáng dân Chăm mà khảo cứu điều nghiên. Té ra, đó không phải tin đồn thất thiệt mà trăm phần là thật.

– Phải cứu vãn ngôn ngữ dân tộc này! – Một thành viên Liên Hiệp quốc đập bàn la lên.

Theo con số thống kê đáng tin cậy nhất cho biết, cả dân tộc Chăm khắp gầm trời còn hơn hai triệu, có mỗi hai người là còn nói được tiếng Chăm. Là Ít-na-xa và Đát-mơ. Phiền nỗi hai ông này nửa thế kỉ qua hờn nhau đến không dòm mặt đòi chi là nói chuyện.

Ủy ban lại một phen xắn tay áo vào cuộc. Phải mất hai năm ròng bay qua bay lại lui tới hiệp thương, hai sinh linh quý hiếm này mới chấp nhận ngồi vào bàn, tại Trụ sở… Liên Hiệp quốc.

 

Nhưng cả hai vẫn không thèm nói chuyện với nhau. Cả khi ngài Bill Clinton lúc đó đã lụ khụ chống gậy tới dùng tài đàm phán trời cho của mình ra thuyết giáo, hai ông vẫn hạ quyết tâm… không nói. Kéo dài như muốn thách thức sức chịu đựng của mấy trự quen ngồi mát tại Liên Hiệp quốc. Thế rồi một buổi chiều…

Hư láy hư bingì hơn di kău! (Mầy tưởng mầy ngon hơn tao à?) – Bất chợt ông Đát-mơ bật ra, như quát.

Cả hội trường vỡ òa tiếng vỗ tay hoan hô như thể thế giới vừa được cứu vãn. Kéo dài như không muốn dứt, rồi bỗng im bặt. Ô là là, cái ông Ít-na-xa đang nhếch môi kia kìa.

Ai găuk tuk halay jang ô bingì ô! (Ông anh lúc nào mà chả ngon!) – Tiếng Ít-na-xa nhỏ nhẹ, lí nhí đến cả hội đồng phải chồm người tới mới nghe được.

Habăr hư tui Ban Biên Soạn bloh ôh păng kău…? (Sao mầy theo BBS mà không nghe tao?).

Ka gêk ô ai găuk pốy prong xăp habăr đôk urang păng (Chưa chi ông anh chửi to tiếng thế ai mà nghe).

Hư láy hư bingì hơn di kău mưni! (Mầy tưởng mầy ngon hơn tao đấy à?)

Cứ thế. Họ nói từ chuyện lịch sử đến văn chương, từ ngôn ngữ đến xã hội… cả tuần liền, và còn hứa hẹn nhiều tuần nữa. Tiếng Chăm từ đó mà tuôn ra, tràn ra như mưa dầm tháng Mười. Máy thu âm UNESCO chạy hết cỡ thợ mộc. Cơm hộp với nước đóng chai từ Việt Nam được máy bay trực thăng chở tới tiếp viện…

 

Chay Mala tôi xin nhắc lại: Đó là chuyện xảy ra vào mùa thu năm 2052.

Tiếng Chăm sống lại. Còn sau đó nó có được nhân điển hình tiên tiến hay là chẳng thì ngụ ngôn tới đây đã hết.

 

 

6 thoughts on “Chay Mala: Câu chuyện Đát-mơ và Ít-na-xa ở Văn phòng Trụ sở Liên Hiệp quốc

  1. Tôi nghe kể, sau mấy tuần xổ tiếng Chăm khi nặng lúc nhẹ, cuối cùng chỉ còn 2 ông già Chăm với nhau. Và cũng nghe nói họ có vẻ tâm đắc lắm! Tối nằm còn gác chân cẳng lên nhau nữa. Rồi khi cụ ông Đat-mơ than mỏi lưng, bác Ít-na-xa còn xoay qua đấm bóp cho cụ nữa.
    Bà con nào còn nghe đồn gì nữa không, kể nghe với nhé.

  2. @Klủn: và tiếp sau đó 2 cụ đã cùng nhau bàn cách thành lập CLB tiếng Chăm như các cháu của cụ đã thành lập CLB nói tiếng Anh trước đó. Mục đích chỉ để nói tiếng Chăm không pha tạp và nói đúng, bảo tồn tiếng Chăm. Các cụ đã chủ trì các buổi nói chuyện với cuốn từ điển tiếng Chăm trên tay và giải thích cặn kẽ cho con cháu yêu tiếng Chăm nét đẹp của ngôn ngữ cha ông, từ đó họ đã nói, viết tiếng Chăm theo sự thống nhất chung. Hai cụ từ đó đựơc LHQ vinh danh như là nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm chân chính nhất, vì sự sống còn của tiếng Chăm.

    Tối hôm qua nằm mơ thấy kết thúc có hậu như thế nên kể cho bà con nghe.
    Cảm ơn bà con.

  3. Sức tưởng tượng lạ có thể nói rất độc. Tưởng tượng ngoài sức tưởng tượng nhưng vẫn bám vào thực tế xã hội Chăm. Thế mới tài. Ngoài ra ngụ ngôn có kết cấu mở gợi ra nhiều diễn biến khác.
    Đã có hai tưởng tượng khác tiếp diễn rồi đó.
    Hay!

  4. Xin dung de tam loi ban sau day. Vi chung ta cung hoc hoi va trau doi de tieng Cham them trong sang.
    Tiec la 2 cu noi tieng Cham chua 100% Cham. Nguoi Cham CD dung tu “chen” co nghia la “hon” de chi su so sanh.
    Cau “Hư láy hư bingì hơn di kău!” nghe lung cung qua. Dung ra la phai “Hu lay hu bingi chen kau?” thi dung hon. Chu “di” theo toi thi 70% co nghis la “cua” va ko nen dung trong cau so sanh nay. Thi du “hu klaik di kau” May an cap cua tao. Hoac “Hu klaung chen kau” = may cao hon tao. Nen xem lai bai viet cua Sara co noi ve cach dung cua tu “di” nay.
    Neu dong y thi chung ta nen tap dung tu nay tu bay gio. Dung de den doi con chau ta thi rat kho ma sua lai.
    YC

  5. Lúc đó tôi có qua Newyork xem trận bóng chày, tôi cũng không quên online vào mục này của UNESCO đang live, tôi nghe rõ cụ Đat-mơ nói thế này:
    “Hư lac hư bingi bblwak kapa kaw nan, kapa halau mư-đaih!”
    Cụ It-xa-na cũng không vừa gì và xổ vài câu sau đó…
    Khi đến độ hai cụ hiểu và thân nhau, Đat mơ còn nói:
    “… cwa ppo hư! Hư đih dalơm thir akhar saung kapuk Chơm pak nagar France nan dom pluh thun ni, bloh hư lwai ka adei xa-ai urang dauk pak nagar drei dauk kapơk chiet akhar thơk đong di kraung, di ribaung teh!”.
    Cụ It-na-xa hiểu ông anh đang ấm ức, cả hai cụ lặng im hồi lâu, cụ Đat-mơ tiếp:
    “Hư lac ngap tabiak sa kapuk piah ka anưk seh bac tak nan bbon lo!”
    Cụ It-na-xa cũng bực nhưng có vẽ thông cảm, ngậm ngùi:
    “aiw gek mưtak nan hư phone ka kaw o”…
    Đến lúc đi ăn cơm tối, hai cụ còn kêu món cà pháo mắm nêm nửa chớ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *