Nghĩ gì? 10 – Tiếng Chăm về đâu? 1

TADHUW BƠL KATE THUK SIAM – CHÚC MỘT MÙA KATÊ TỐT LÀNH!

 

UNESCO cho biết, mỗi tháng nhân loại mất đi hai ngôn ngữ. Bốn trăm năm qua, 7.000 ngôn ngữ loài người bốc khói. Nghĩa là non phân nửa tiếng nói bị chết!

Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa ở Đại học Hawaii-Manoa, vào đầu thế kỉ XX, châu Á có 2.474 ngôn ngữ, đến đầu thế kỉ XXI chỉ còn 1.044 thứ tiếng còn được nói.

Các nhà ngôn ngữ dự báo 50-90% số ngôn ngữ hiện có sẽ biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỉ thứ XXI!

Ngôn ngữ Chăm có nằm trong số đó không? chú ý: ngôn ngữ chứ không phải chữ viết.

Bạn có sợ điều đó xảy ra không? Sợ thôi, không đòi hỏi suy nghĩ!

Với một cụm di tích bị sụp đổ hoang phế, người ta có thể phục dựng lại; một nền văn chương cổ thất tán ít có ai biết tới, chúng ta có thể sưu tầm, dịch thuật để người đời sau thưởng lãm, nghiên cứu. Nhưng hỏi nếu ngôn ngữ sống của một dân tộc mất đi, có cách nào để cứu vãn?

13 thoughts on “Nghĩ gì? 10 – Tiếng Chăm về đâu? 1

  1. Vấn đề này đặt ra hay lắm, sao tôi không thấy ai bàn nhỉ? Hay nhứt là câu này “chú ý: ngôn ngữ chứ không phải chữ viết“.

  2. Làm sao nói tiếng mẹ đẻ đây? Nói ai nghe? Ai cùng nói? Nói có xấu hổ không? Kẹt đạn!
    Tôi nghe 2 ông khoa bảng Chăm nói tiếng Chăm trộn lộn tiếng Viết đến hơn một nửa, mà buồn.
    Khi có vài sinh viên Kinh ở đó nữa, thì thật xấu hổ! Lẽ nào đi chê thầy mình? Lại thêm kẹt!

  3. Chào Thy Sỹ Cô Đơn, anh nói như thế không đúng cho lắm, thử hỏi anh có nói tiếng Chăm thành thạo không ? Không. Thời buổi công nghệ rất ít bậc trí thức người Chăm chú ý đến ngôn ngữ Chăm lắm, kể cả các sư phụ (giáo viên) anh hay sư phụ kaka cũng vậy, nói tiếng Việt nhiều cho hay, cho vui, được người tôn kính.
    Bàn về ngôn ngữ Chăm, thứ nhất ngôn ngữ Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết, thí dụ tapuk nghĩa là sách. Thứ hai, có nhiều biến âm trong âm chính, chẳng hạn NAGARA là tiếng Phạn, người Chăm mình viết NAGAR, NƯNGGAR, NƠGAR, sau này viết thành NƯGAR. Vấn đề đặt ra ở đây làm sao để viết, đọc, giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong giới trí thức Chăm ? Theo dư luận xã hôi đánh giá nhiều bậc trí thức Chăm không cho con cháu mình nói tiếng Chăm nữa, thật buồn cho những người như thế, qua bài viết của Sara mong nhiều trí thức Chăm nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ Chăm nói chung. Các palei cần phải mở lớp tiếng Chăm để xóa nạn mù chữ tiếng mẹ đẻ, thử hỏi mình tiếng phổ thông lấy ở đâu ra ? Do ai nghiên cứu ? Có phải là tiếng mẹ đẻ của tộc người Chăm mình không ? Trong khi tiếng Chăm mình rất hay, học cũng dễ, sao các anh, các chị không cho con mình học lại tiếng Chăm để sau này con cháu mình gìn giữ ngôn ngữ, bảo tồn để mà sánh vai với năm Châu, “ta” là người Chăm, tiếng của tộc người chúng tôi có từ thế kỉ II trước Công Nguyên…tiếng Chăm sẽ trường tồn trong lòng các bạn ?

  4. Sáng nay ngồi quán cafe’ vỉa hè, một người bạn thanh niên:
    Kuw đang dauk pak quán… ni, hư mai càng sớm càng TỐT nhứ!“.
    Nghe xong tôi cảm thấy chút buồn, thông cảm, và trách… lẫn lộn.
    Buồn thì rõ rồi (cho cả tôi và chúng ta);
    Thông cảm: bởi, xét câu nói trên trong tình hình hiện nay của Chăm ta, tôi cam đoan chắc chắn rằng hơn 90% người Chăm trong đó có cả tôi, sẽ nói i hệt như vậy trừ tiếng “tốt” thay vì “siam”;
    Trách: cái cột mốc tỷ lệ pha trộn đang thấp nghiêng về Chăm (có thể <25%) đã là quá đáng báo động rồi, sao bây giờ tiếng "siam" ở cửa miệng mà không đành dùng lại dùng tiếng "tốt". Thật không hiểu nổi.
    Anh Sara ơi! kiểu này chắc phải phát động chiến dịch với hình thức BĂNG RÔN – CỜ – MÔ TÔ DIỄU HÀNH mới được!

  5. Ngôn ngữ là một lĩnh vực của văn hóa, văn hóa có mục đích phục vụ đời sống con người trong khi đời sống người Chăm chưa được cải thiện mấy, thử hỏi ngôn ngữ làm sao tránh khỏi mai một?

  6. Tôi không dám chê anh Kiều Dung. Nhưng dường như anh viết rộng quá nên trở thành mơ hồ.
    Nếu anh đề cập chuyện cụ thể và nhỏ thôi, thì chắc chắn hơn.

    1. “ngôn ngữ là một lãnh vực của văn hóa”. Đáng ra phải viết là THUỘC VỀ văn hóa chứ không phải CỦA văn hóa.
    Nhưng ngôn ngữ không phải lãnh vực thuộc về văn hóa. Hội họa, kịch nghệ, phim ảnh… là lãnh vực thuộc về văn hóa. Còn ngôn ngữ thuộc về CON NGƯỜI.
    (nếu nói ngôn ngữ học là lãnh vực thuộc về văn hóa thì đúng).

    2. Nhưng có phải đời sống chưa được cải thiện thì một lãnh vực nào đó thuộc văn hóa không tiến triển ư? Hội họa Indonesia số một Đông Nam Á, nhưng nước này vẫn là nước nghèo, so với Singapore, Mã lai, Thái Lan. Thế kỉ XIX, Nga đẻ ra 2 văn hào bậc nhất nhân loại, nhưng so với các nước giàu, đời sống Nga thua xa!!!

    3. Ngôn ngữ “mai một” không dính dáng gì đến “đời sống Chăm chưa được cải thiện” cả. Jalo_panrang dẫn chứng rất hay: thanh niên Chăm đang uống cà phê chứ không phải đang cày, nhưng lại nói 80% từ lai.
    Một ví dụ khác: Thập niên 60, người Chăm nói rặt tiếng Chăm 90%. Hôm nay đời sống cải thiện nhiều, nhưng ngôn ngữ thì pha trộn kinh khủng. Là sao?

  7. Tôi không đồng ý với bạn Kiều Dung, bởi Kinh tế không phải là vấn đề chính ở đây.
    Nói chi cho xa, Chăm chúng ta nên nhìn ở nơi gần nhất và quanh chúng ta đi:
    – Dân tộc Raglai ở bên cạnh và gần nhất Chăm ta, nếu xét phương diện ảnh hưởng kinh tế thì xem, họ phải nói là còn khó khăn hơn Chăm gấp bội bội phần. Thế nhưng bạn nghe họ nói chuyện có độn tiếng Việt không? Hiếm! Thậm chí còn rất harat Chăm nữa! (nhắn: nếu bạn nào có cơ hội và muốn nói tiếng Chăm harat nhanh cũng nên tiếp xúc nhiều với ae Raglai).
    – Xa hơn một tí, các dân tộc anh em chung ngữ hệ, như : Churu, Jarai, Bana, Êđê… Tôi đã từng tiếp xúc và có tí khảo nghiệm, thấy họ nói chuyện nghe mà cảm thấy rất “đã”! Phát âm chuẩn. Vì họ nói có langlikuk; Còn phát âm chuẩn, tôi lấy ví dụ: con Heo, họ phát âm “pabwei” hẳn hoi, còn Chăm ta không những nuốt âm (bỏ langlikuk) mà còn phát biến âm nữa – thành “bui” trơ!…
    Họ nói Chăm mình nói nhanh quá, còn Chăm thì bảo ngược lại. Vậy đó, các tộc ae trên với Chăm ta chung từ, chung ngữ, chỉ có cách nhấn câu và một ít từ khác nhau (vd Êđê nói: “nau tau vet?” – đi đâu về đấy?) nhưng khi nói thì không ai hiểu ai cả. Thiết nghĩ, nếu Chăm ta nói harat Chăm thì nhóm các tộc ae trên sẽ rất gần nhau hơn khi nói chuyện (hiện nay Êđê, Jarai, Bana rất gần nhau trong tiếng nói).
    Vậy, vấn đề “Nghĩ gì? 10” mà anh Sara đặt ra ở đây, theo tôi: nhắn nhủ chúng ta không những có cốt cách Chăm là đủ, mà MỖI MỘT CHĂM TA phải CỐ GẮNG, MẠNH DẠN, LUÔN TRAU DỒI VÀ GIAO TIẾP TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA MÌNH VỚI NHAU (KỂ CẢ CHO CON EM MÌNH ĐANG SỐNG CHỐN THÀNH THỊ) thật nhiều hơn nữa, mới mong tiếng Chăm không bị đe doạ biến mất trên hành tinh này. Vậy, tôi và các bạn cố gắng nhé, chứ nói như bạn Thy Sỹ Cô Đơn thì kẹt lắm!
    Jalo tôi hứng lên nói hơi nhiều mong các bạn bỏ quá cho.
    Anh Sara đặt ra một loạt tới tấp nhiều vấn đề, tất cả đều rất quan trọng và cấp thiết đối với Chăm ta. Theo không kịp, anh ạ! Để anh em trao đổi từng “Nghĩ gì? *” một anh ạ! Bởi anh em còn đi làm nữa cơ.
    Xalam!

  8. Thì tôi nói trúng ý cei Sara thôi.
    Ta ý thức xấu hổ và ta tập nói. Tôi có nhớ cei Sara có phân tích mấy lí do:
    thói quen và lười biếng
    – thiếu ý thức ngôn ngữ
    – nghĩ là nói tiếng Việt thì sẽ viết văn hay hơn, tiếng Chăm nói sau cũng chả sao
    làm dáng, tưởng nói tiếng Việt là sang trọng (như người Việt thời Pháp tưởng nói tiếng Pháp là sang)
    – cuối cùng là đổ cho thiếu sách vở

    Tôi không thấy ở đâu nói là do đời sống kinh tế kém phát triển hay bị ai cấm đoán cả. Tôi thấy 2 lí do toi tô đậm là quan trọng hơn cả.

  9. Trước đây, người Chăm là một dân tộc giàu mạnh, đỉnh cao là thế kỉ thứ X. Nay, họ mất nước, mất mát về người, mất tiềm lực kinh tế… thế thì không mất mát (mai một) ngôn ngữ thì mới là lạ!

  10. Trong giao tiếp hằng ngày, tôi thấy người Chăm chúng ta sử dụng 60/40 Chăm/ Việt. Đặc biệt là người Chăm thuộc Bình Thuận. Đây là một thực trạng đáng lo ngại. Trong khi đó, nhiều nhà trí thức – gọi là làm khoa học, thì hầu như là 30/70 Chăm/Việt. Thật sự, nhiều nhà khoa học của Chăm – tự cho mình biết và thông hiểu tiếng Chăm, khi bàn về một vấn đề thuộc văn hóa xã hội Chăm thì khả năng vận dụng tiếng Chăm vào cuộc nói chuyện cực kì hạn chế, nếu không muốn nói là “lạm dụng tiếng Việt”.
    Chính vì vậy, trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong việc bàn về các vấn đề thuộc về khoa học đòi hỏi chúng ta cần nắm vững các thuật ngữ khoa học bằng tiếng Chăm. Đây tất nhiên không phải việc dễ dàng, nhưng nếu có sự kiên trì thì tôi nghĩ chắc cũng chẳng có việc gì khó.

  11. Jalo_panrang có comment: “Dân tộc Raglai ở bên cạnh và gần nhất Chăm ta, nếu xét phương diện ảnh hưởng kinh tế thì xem, họ phải nói là còn khó khăn hơn Chăm gấp bội bội phần. Thế nhưng bạn nghe họ nói chuyện có độn tiếng Việt không? Hiếm! Thậm chí còn rất harat Chăm nữa! (nhắn: nếu bạn nào có cơ hội và muốn nói tiếng Chăm harat nhanh cũng nên tiếp xúc nhiều với ae Raglai).
    – Xa hơn một tí, các dân tộc anh em chung ngữ hệ, như : Churu, Jarai, Bana, Êđê… Tôi đã từng tiếp xúc và có tí khảo nghiệm, thấy họ nói chuyện nghe mà cảm thấy rất “đã”! Phát âm chuẩn. Vì họ nói có langlikuk; Còn phát âm chuẩn, tôi lấy ví dụ: con Heo, họ phát âm “pabwei” hẳn hoi, còn Chăm ta không những nuốt âm (bỏ langlikuk) mà còn phát biến âm nữa – thành “bui” trơ!…
    Họ nói Chăm mình nói nhanh quá, còn Chăm thì bảo ngược lại. Vậy đó, các tộc ae trên với Chăm ta chung từ, chung ngữ, chỉ có cách nhấn câu và một ít từ khác nhau (vd Êđê nói: “nau tau vet?” – đi đâu về đấy?) nhưng khi nói thì không ai hiểu ai cả. Thiết nghĩ, nếu Chăm ta nói harat Chăm thì nhóm các tộc ae trên sẽ rất gần nhau hơn khi nói chuyện (hiện nay Êđê, Jarai, Bana rất gần nhau trong tiếng nói)”.

    Tôi nghĩ, cần phải xem lại.
    – Thứ nhất, Về môi trường sống. Theo như những trải nghiệm của tôi tại một số Buôn người ÊĐê,và các Palei của Chăm ChuRu thì đa số Buôn, palei của họ sống biệt lập với các làng của người Kinh. Sự tiếp xúc của họ thường chỉ nghiêng về lĩnh vực kinh tế. Không tiếp xúc đồng nghĩa sẽ không mai một tiếng nói!
    Trong khi đó, các palei Chăm được bao nhiêu làng không sống xen kẽ giữa Chăm và Kinh. Đồng thời sự giao lưu của các làng Chăm với làng Kinh lại thường xuyên diễn ra. Vì vậy, trong nói chuyện hằng ngày, việc pha trộn tiếng Việt là lẽ tất yếu.
    – Thứ hai, sỡ dĩ tiếng nói Chăm đang dần mai một một phần cũng do ý thức hệ quá kém. Sự hờ hững của các bạn trẻ cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hệ quả đó. Thử hỏi, trong xã hội Chăm có bao nhiêu bạn trẻ nhìn thấy tiếng Chăm đang dần mất đi? Có bao nhiêu bạn ý thức được trách nhiệm của mình? Thật khó trả lời!.

  12. Ngày 29-9, Kiều Dung viết:
    Ngôn ngữ là một lĩnh vực của văn hóa, văn hóa có mục đích phục vụ đời sống con người trong khi đời sống người Chăm chưa được cải thiện mấy, thử hỏi ngôn ngữ làm sao tránh khỏi mai một?
    Sau khi mọi người chỉ ra rằng 1. Anh dùng văn và ngôn từ không đúng 2. Anh lập luận sai: “ngôn ngữ mai một ít liên quan đến đời sống cải thiện”.

    Túng thế, ngày 30-9-2011, Kiều Dung cãi lại:
    Trước đây, người Chăm là một dân tộc giàu mạnh, đỉnh cao là thế kỉ thứ X. Nay, họ mất nước, mất mát về người, mất tiềm lực kinh tế… thế thì không mất mát (mai một) ngôn ngữ thì mới là lạ!
    Sự cãi này có cái sai lớn hơn nữa: Chính anh đang nói đời sống (hôm nay) chưa được cải thiện, rồi chính anh đẩy vấn đề xa đến chuyện “mất nước, mất người…”

    Ở đây ta đang thảo luận về tiếng nói: hiện trạng – nguyên nhân – và giúp nhau tìm giải pháp.
    Ở đây cũng không phải chỗ cãi nhau hay đánh tráo vấn đề để được về mình, để tranh đúng sai.
    Các bạn bình luận ở trên, có người sai có người đúng, nhưng người ta không đánh tráo vấn đề như anh. Làm vậy là người ta nhận ra ngay tức khắc.

Leave a Reply to Kiều Dung Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *