Inrasara & văn học ngoại vi/ trung tâm

Vừa qua có vị tiến sĩ văn học thư cho tôi nhờ kiểm kê phê bình, tiểu luận của Inrasara liên quan đến vấn đề ngoại vi và trung tâm trong văn học, để chị tham khảo. Nhìn lại, tôi tạm kê ra mấy bài sau. Dù là thư riêng, nhưng đây vẫn có thể xem như một tài liệu tham khảo, dành cho sinh viên hay nghiên cứu sinh hay độc giả cần biết đến khía cạnh này của văn học.

Inrasara

*

Sài Gòn, Ramưwan, 31-7-2011

Bạn đọc thân mến!

Có thể nói, tư tưởng chủ đạo của Inrasara là suy tư tại vạch đứt lằn ranh ngoại vi/ trung tâm, ở nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhau. Ở đó, thơ tiếng Việt được tôi dùng làm chất liệu để minh giải tinh thần giải trung tâm hậu hiện đại. Inrasara “khách quan” hơn nhiều nhà phê bình khác do ở quan điểm triết học, nhất là do có ưu thế cư trú đường biên:

Không bên lề

không trung tâm

tôi trú trên đường biên

Không ngoài luồng

không chánh lưu

sống như thể không đường biên

 

Cũng chẳng có gì trầm trọng cả!

mỗi các ông cứ dựng chòi

mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới.

 

Sau đây là liệt kê các tiểu luận được viết theo tư tưởng giải trung tâm. Ngoài ra, còn có thể tìm thấy chúng ở nhiều phát biểu lẻ, các tiểu luận ngắn. Đó là chưa nói đến ở bề sau hầu hết thơ, văn của Inrasara là những cú đạp mạnh vào bức vách ngăn cách kia.

Chúc vui và thành công

Thân mến

Inrasara

 

Chung

– “Văn chương, suy nghĩ toàn cầu – hành động địa phương”, tham luận tại Hội thảo Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, Hà Nội,11-12-2006.

– “Văn chương ngoại vi/ trung tâm, từ một góc nhìn”, tạp chí Tia sáng, số 14, 20-7-2006

“Vấn đề ngoại vi/ trung tâm chắc chắn không thuộc bản chất văn học, nhưng phiền nỗi nó là hiện tượng có thật. Kéo dài hằng chục thế kỉ, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến phát triển/ trì trệ của nhiều nền, dòng văn học. Một dân tộc, một địa phương hay khu vực. Bức tường được hình thành nơi tâm lí xã hội khá phức tạp, quy định bởi vị trí địa lí-lịch sử, sức mạnh kinh tế-chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, số dân, nỗi to/ bé của giải thưởng,… thậm chí cả sự cao/ thấp của chức vị hay địa vị chẳng dính dáng gì đến văn chương cả!

Bức tường thành tưởng đã sụp đổ khi chế độ thực dân tàn lụi sau thế chiến thứ hai, khi tư tưởng tự do dân chủ được truyền bá khắp thế giới, nhất là khi văn hóa internet phát triển phồn thịnh biến trái đất thành một làng: làng toàn cầu. Nhưng không! Nó vẫn có đó, lù lù và vững chãi. Cứ như một thách thức. Nữa, những tưởng chỉ có phía mạnh (trung tâm) mới có ý đồ dựng và bảo trì bức tường mà lạ thay, ngay cả phe yếu (ngoại vi) cũng rất kiên trì tâm thế bám trụ!”

 

Cụ thể

1. Đông Nam Á so với thế giới

– “Văn học Đông Nam Á trong tâm thế Hậu thuộc địa”, tạp chí Tia sáng số 14, 20-7-2006; Tienve, 2006 ; tạp chí Thơ, Hoa Kì, số 31, mùa Xuân 2006.

2. Văn học dân tộc thiểu số/ đa số

– “Thơ dân tộc thiểu số, từ một hướng nhìn động”, Talawas.org, 4-2004

– “Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới”, Tienve.org, 12-2-2011.

3. Thơ tiếng Chăm/ tiếng Việt

– “Sáng tác văn chương Chăm hôm nay”, Tienve.org, 2-2000

– “Sáng tác Chăm hiện đại”, tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 12, 2009.

4. Văn chương ngoài lề/ chính thống

– “Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn”, tham luận tại Đại hội Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, tháng 3-2005; Tienve.org, tháng 3-2005 – về Nhóm Mở Miệng và làn sóng thơ nữ Sài Gòn

– “Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?”, báo Văn nghệ trẻ, số 45, 11-11-2007; Tienve.org, 27-11-2007.

5. Sáng tác nữ/ nam giới

– “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố “nữ”, Talawas.org, 12-2005; tạp chí Nhà văn, 3-2007.

6. Văn chương địa phương/ trung ương

– “Nhập cuộc và hy vọng”, tạp chí Văn nghệ Ninh Thuận, số 16-2001 – qua sơ bộ lập biên bản sinh hoạt văn học tỉnh Ninh Thuận và sự có mặt đầy khiêm tốn của nó.

7. Văn chương Việt trong nước/ hải ngoại

– “Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt”, Vanchuongviet.org, 21-12-2007.

– “Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại”, Tienve.org, 18-2-2009.

9. Văn chương in giấy/ đăng mạng

– “Văn chương mạng”, tạp chí Tia sáng, số 9, 5-5-2007; báo Văn nghệ, số 20, 19-5-2007.

10. Khác

– “Tri thức nền tảng – nhìn từ một vùng ngoại vi”, tham luận Hội thảo Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp, Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao, TP Hồ Chí Minh, 16-9-2010; tạp chí Tia sáng, 20-11-2010.

 

 

One thought on “Inrasara & văn học ngoại vi/ trung tâm

  1. Ông Inrasara đúng như 1 nhà phê bình nói là “một kỳ nhân trong làng viết”. Ê, tôi chỉ nói cho người Việt Nam thôi nhé, trừ Chăm mình ra. Vì dễ bị có ý kiến phản đối.
    Thơ ông luôn đi tìm cái mới. Ngay trong lãnh vực phê bình ông cũng đi khám phá cái mới. Ông đi trước rất nhiều. Nội mấy tên bài ông kê ra đủ thấy ông kỳ nhân thế nào rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *