Ở đây chỉ có một con đường
và chúng ta là kẻ mang giày cao gót đi lên trình diễn/ tạo dáng cho nó
trên mái đầu chúng ta là những chùm nho chín
nhưng chúng ta không thể thoát khỏi giấc mơ để chạm bàn tay vào
những kẻ biết bay hé răn cắn vào khiến những trái chín khô rơi rụng
và chúng ta là kẻ cúi đầu lượm nhặt
Vào ngày chuyển mùa chúng ta phải đi ngược dòng để tông vào dấu vết cũ
chúng ta miệt mài đi
bỗng
giật mình tự hỏi chiếc bóng mình nơi đâu
Không! ở trên con đường này chưa thể có mặt trời
vì chúng ta chưa bao giờ ngẩng cao đầu
ở đây chỉ có con đường hẹp/ quanh co
và chiếc bóng của nó rất lớn và có xu hướng vĩnh cửu
người già đáng phải nể nang
đại dương đáng phải phát ghen
Nhưng
con đường có thể vẫn là sự ra đi
tại sao chiếc bóng lại xua đuổi
để chúng ta bơ vơ lạc mình vào phế tích cổ.
Baigaur, 4.2008
Nhà thơ trẻ tuổi có đôi mắt Chăm “buồn như biết nói” này để lại trong tôi rất nhiều tình cảm sau lần hội ngộ Baigaur.
Tập thơ “Mi và ngôn lời” của Tuệ Nguyên đã in xong chưa nhỉ?