Thành ngữ Chăm 29

281.    Tappa tathik o hu gilai – Tappa glai o hu yut

Vượt biển chẳng có thuyền – Qua rừng không có bạn.

 

282.    Taba yuw ia pabah

Nhạt như nước miếng.

 

283. Tabiak jien tabiak padai

Ra tiền ra của.

= (Lời nói, việc làm) quan tiền đấu thóc.

 

284.    Tabiak panwơc tabiak kadha

Ra lời ra lẽ.

 

285.    Tablơk tung tablơk hatai

X. Tablơk hatai tablơk phik

Lộn ruột lộn gan.

 

286.    Tablơk lingik tablơk tathik

Nghiêng trời ngửa đất.

 

287.    Tablơk lok tablơk dhar

Bất nhân bất nghĩa.

 

288.    Tablơk hatai tablơk phik

Lộn ruột lộn gan.

 

289.    Tablait tangin tachaur takai

Trật tay sẩy chân. (Rủi ro).

= Sa cơ thất thế.

 

290.    Tadar hatai tadar phik

Bít dạ nghẽn mật.

= U mê ám chướng.

 

 

3 thoughts on “Thành ngữ Chăm 29

  1. Tại sao chú không tổ chức một trường dạy văn hóa Chăm cho người nước ngoài ạ? Sẽ không cần vốn đầu tư lớn, vì chỉ cần dùng vài phòng học cộng thêm chút trang trí. Chú có thể dạy văn học hoặc tiếng Chăm, vợ chú có thể dạy nấu ăn và dệt vải, các nghệ nhân Chăm có thể dạy múa hát và làm gốm. Chú đã có kinh nghiệm giảng dạy và cháu nghĩ chắc chú biết tiếng Anh. Cũng sẽ không tốn thời gian, vì chỉ cần thứ bảy, Chủ nhật. Lại cạnh tranh thấp vì chưa ai làm bao giờ. Mà nhu cầu lại cao vì ngành du lịch đang rất cần sản phẩm mới, khách du lịch thì cần có người giải thích cho họ Mỹ Sơn mà họ đến xem có gì hay, hay chỉ là “những lò gạch có trang trí”. Ngoài ra, cháu nghĩ Nhà nước sẽ ủng hộ vì chính sách bảo tồn văn hóa mà. Chú lại có nguồn thu và mở rộng mối quan hệ ra nước ngoài. Như vậy, chú sẽ có khả năng ra nước ngoài thường xuyên hơn để gặp cộng đồng Chăm ở Campuchia, Indonesia, Thái Lan. Cháu nghĩ rằng bí mật kỹ thuật xây tháp Chăm vẫn còn đâu đó, có điều là chưa có người nghiên cứu thôi. Chú cố gắng mở trường nhé.

    Thân chào chú ạ.

  2. Bạn Anh thân
    Đề nghị mở trường của bạn hay lắm. Nhu cầu hiểu biết về văn hóa Cham của người nước ngoài cũng rất thiết thực. Nhưng có thể không? Các cơ sở Đại học có sẵn, ta cũng chưa có Khoa tiếng và văn hóa Cham riêng nữa là. Trước, ở ĐH KHXH và NV TPHCM có lớp dạy chữ và văn hóa Chăm cho sinh viên nước ngoài, Sara đứng lớp, nhưng chỉ có 2 “khóa” rồi nghỉ. Do nhiều lí do khác nhau.
    Còn trường tư về văn hóa Chăm thì cực kì khó khăn. Trong tay Sara KHÔNG có gì cả. Còn tiếng Anh không là vấn đề. Riêng Sara, nói hay đọc thì tạm được, nhưng đứng lớp thì mình chưa khả năng đó. Vừa qua có ĐH Mỹ có hiệp thương mình qua đó dạy về Văn học VN đương đại, mình cũng đã nói rõ điều kiện này: Sara giảng bằng tiếng Việt (tiết mục này họ nhất trí cao).
    Bạn có phương kế nào bày cụ thể hơn nhé.
    Cám ơn bạn.
    Thân
    Sara

  3. Dạ, cháu nghĩ có thể bắt đầu từ ẩm thực vì dễ học nhất, sau đó mới đến âm nhạc, văn hóa, triết học… Học 1 tuần nguyên 1 ngày. Đi chợ, học nấu bữa trưa, chiều và ăn nhẹ buổi chiều. Nên liên kết với một khách sạn lớn để bảo đảm danh tiếng, nguồn khách và giảm chi phí. Khách sạn sẽ cung cấp bếp+dụng cụ dạy học và quảng cáo giùm (họ có sẵn nguồn khách là những ngường đang ở tại khách sạn), đổi lại chú sẽ lo về nội dung học.
    Quy mô lớp học chỉ nên là khoảng 20 người (học phí có thể cao bằng với 1 tour du lịch 1 ngày để bù chi phí, để định vị danh tiếng)
    Chất lượng buổi dạy là yếu tố chính để thuyết phục khách sạn ký hợp đồng, thuyết phục du khách học. Cần đổi thực đơn mỗi tuần để thu hút khách quay lại học. Có món rất dễ để khách học không nản và có món rất khó để khách làm mục tiêu phấn đấu mai mốt học tiếp.
    Để thuyết phục du khách, MỖI món đem ra dạy đều phải được phân tích: ý nghĩa văn hóa của nó (để đưa vào quảng cáo, từng ý nghĩa sẽ thuyết phục khách từng chút), ý nghĩa đối với khách (dinh dưỡng? làm cho cuộc sống của khách vui vẻ hơn? món nào khi về nước khách vẫn nấu được?).
    Cần những buổi trình diễn món ăn Chăm định kỳ (có thể khoảng 3 tháng/lần) để tạo cho khách có ý niệm về ẩm thực Chăm và để quảng cáo với cả số khách ở khách sạn khác.
    Chuẩn bị kỹ trước khi đàm phán với khách sạn, trước khi dạy (tiếng Anh ẩm thực khá dễ học). Trên hết, vẫn là nhiệt tình trong buổi dạy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *