Đứng im bên hàng giậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhìn em kinh ngạc
Vừa thoáng nghe em hát
Lời em ca thiên thâu
Ta sụp lạy cúi đầu.
Lời bình của Inrasara
Trong sát-na bắt gặp ánh sáng Thiền, thật bất ngờ, thi sĩ đã nhìn và thấy. Một cái thấy toàn triệt. Ông lặng nhìn đóa hoa hát. Tiếng hát không lời. Như thể tâm hồn ông đang hát. Ông thấy vũ trụ, cuộc sống, đóa hoa mầu nhiệm. Mầu nhiệm cả định mệnh đau khổ ông. Ông sụp lạy tạ ơn. Tất cả!
Không mảy may gắng gượng, không tì vết can thiệp của lí trí. Chỉ có ánh sáng trí huệ tràn trào qua giản đơn của ngôn ngữ thi ca mà thi sĩ mệnh yểu này gửi lại cho đời.
Minh đọc thấy các bản khác đều viết là:
“Đứng yên ngoài hàng dậu
em mỉm nụ nhiệm màu
lặng nhìn em kinh ngạc
vừa thoáng nghe em hát…”
Anh Sara có thể nhớ nhầm không?
Cám ơn Minh. Mình đã nhớ nhầm. Nhớ nhầm từ năm 20 tuổi cơ. Sửa rồi. Vui nhé.
Sara
Anh Sara nên bình luận dài và kĩ hơn. Bài này quá hay mà anh bình luận ngắn và ít quá.
Thân mến
NAT
Ai cũng có những hoài niệm về một thế giới cảm nhận trong sáng, hồn nhiên và tuyệt vời của tuổi thơ. Đã từ lâu trong bộn bề công việc, toan tính sự nghiệp dù thành hay không và ai cũng cảm nhận ta đã đánh mất dần trạng thái tinh thần diễm phúc ấy.
Trong một thoáng đốn ngộ dưới ánh sáng Thiền, người Thi sĩ trở thành Nhà thấu thị, thấy được sự thật vốn là… đầy màu nhiệm, niềm vui và tràn trề sức sống như chính trạng thái tâm hồn mình đã hòa nhập và đồng điệu. Thi sĩ sụp lạy tạ ơn, tri ân tất cả dù trước đây có là… Một hành ảnh thiêng liêng và cảm động.
Nhưng rất tiếc với thông tin về người Thi sĩ MỆNH YỂU, tôi vẫn còn nhớ mãi những suy nghĩ về cuộc đời bao Nghệ sĩ bạc mệnh và đặc biệt rất nhiều các Nhà văn vĩ đại (đoạt giải Nobel) của quá khứ phải ra đi không thuận luật tự nhiên. Phải chăng tinh hoa phát sáng rồi vội tắt hay một sátna trực ngộ đồng nghĩa với thiên thu vĩnh hằng. Phải chăng là định phận với cả Thi sĩ Thiền sư??
Anh Sara,
Anh “suy ngẫm” thế nào mà cho rằng thi sĩ Quách Thoại “mệnh yểu”? Nhìn, thấy, hòa nhập vào tánh thể. Không gian, thời gian chỉ là khái niệm… thế gọi là “mệnh yểu”?
Bài thơ cho đến nay vẫn “còn sống” kia mà!
TDNhân ĐỌC không kĩ rồi đó.
Anh Sasa nói “thi sĩ mệnh yểu” chứ đâu phải “bài thơ mệnh yểu”.
Anh Sara vài lần tuyển và bình bài thơ này. Nghĩa là anh cho nó hay, có thể nó bất tử. Tôi thì cho nó bất tử.