Sài Gòn, 15-12-2010
Anh Chế Linh kính mến!
* Chế Linh thăm gia đình Inra tại Sài Gòn, 2007.
Ngày 8-12-2010 vừa qua tôi có nhận thư anh bàn về “Hội nghị Bàn tròn”. Cá nhân anh với Sara thì không việc gì, yêu và quý nhau nữa là đằng khác. Sara luôn trân trọng tài năng, nhân cách cũng như thiện chí của anh. Nhưng khi anh ý định tổ chức bàn tròn để giải quyết vấn đề xã hội Chăm nhấn vào “những nhân vật liên đới đến các vụ việc mang tới cho xã hội Chăm một thảm kịch hôm nay” trong đó có nêu tên tôi, thì xin nói rõ với anh ngay là:
Inrasara không tham dự hội nghị này, bởi tôi hoàn toàn không liên can đến thảm kịch đó.
I. Có nhiều chứng cứ nói lên sự thể này:
1. Sara không dính líu đến chuyện ‘chuẩn hóa’ chữ Chăm của Ban Biên soạn sách chữ Chăm. Làm việc bốn năm ở Ban, tôi phụ trách kế toán và nghiên cứu cá nhân.
2. Tôi chưa nói đồng tình hay phản đối chuyện ‘pauh gak’, ‘dar sa’,… bởi tôi cho chúng không quan trọng. Xưa nay Chăm viết akhar thrah thiếu nhất quán (cứ giở Aymonier bất kì trang nào cũng đủ thấy), và ngay bây giờ nếu mặc cho Chăm tự do dạy và học, vẫn sẽ không nhất quán. Tôi nghĩ, có một cơ quan chính thống để Chăm học thống nhất là tốt rồi. Dù gì thì gì, akhar thrah không chết, bởi tinh thần văn hóa Chăm có sức mạnh nội tại của nó. Tinh thần và việc làm của tôi đặt trọng tâm là ngôn ngữ sống living language, chứ không phải chữ viết.
3. Rời BBS, tôi nhiều lần được mời vào Ban thẩm định sách giáo khoa tiếng dân tộc của Bộ Giáo dục, tôi chỉ phụ trách về nội dung, hoàn toàn không can hệ đến lối viết.
4. Tôi không tham dự Hội nghị về ngôn ngữ tại Malaysia. Vị nào hay phe cánh nào lôi tôi vào vụ này, là việc của họ chứ tôi không trách nhiệm.
5. Liên quan đến chữ Chăm, lần duy nhất tôi bàn về nó, khi nhận giấy mời của Bộ Giáo dục về hội thảo ở Ninh Thuận như một trí thức, như nhiều người khác được mời.
6. Tôi không sử dụng đặc san Tagalau (do tôi chủ biên) hay Inrasara.com để bênh vực hay kích bác ai bất kì. Bài viết động cập đến ‘thảm kịch Chăm hôm nay’ thì tôi càng tránh.
7. Bài duy nhất ít nhiều liên can đến vụ việc là “Đính chính Champaka’ đăng Inrasara.com tháng 7-2007, chỉ khi PD muốn lôi Tagalau vào cuộc bằng câu “Tagalau của Chăm vẫn viết theo akhar thrah truyền thống”. Là chủ biên, tôi có trách nhiệm đính chính. Là chuyện riêng tôi với PD.
8. Khi Jakathaut tấn công cá nhân tôi, tôi có hai bài ‘đùa nghịch’ lại, và không làm trầm trọng hóa nó. Chuyện xảy ra khá lâu trước khi Chăm có ‘thảm kịch’, như anh nói. Sau đó tôi không tham gia bất kì bài nào vào “cuộc chiến email”, dù bằng tên thật hay nickname.
9. Có không ít rủ rê, khích động, xuyên tạc nhằm lôi kéo tôi vào cuộc này, tất cả tôi đều từ chối thẳng thừng.
10. Gởi thư điện tử đến địa chỉ chung của bà con, anh chị em Chăm, tôi chỉ muốn báo tin mừng, tin vui đến với cộng đồng mà không gì khác.
Đó là các lí do rất cụ thể tôi từ chối hội thảo vì thiện ý mà anh đề xuất. Sara biết tinh thần và tình cảm anh, nhưng thật lòng với nhau – không thể! Ở chỗ thân mật, tôi khuyên anh chị em nên nói không với các vụ việc làm trầm trọng thêm ‘thảm kịch’. Ngay cả ý hướng tốt nhất: Hãy để yên đó, cho thời gian chữa lành vết thương đã. Ví dụ cụ thể: Bình luận về “Danh sách” ở BinguChampa 5 của anh, tôi cũng phát biểu trên tinh thần đó. Tôi cho “đây là thời điểm nhạy cảm”, chưa phải lúc tôn vinh! Lần này cũng vậy: Xin anh hãy miễn cho Sara. Ở đâu có mùi phe phái, ở đó tôi tránh thật xa. Sara không dự cuộc chiến nào bất kì, nên không có chuyện thắng hay bại. Sara chịu thua ngay khởi sự.
II. Minh định rõ hơn
Chuyện sinh hoạt của Inrasara trong văn giới Việt Nam nói rõ hơn tinh thần chịu thua đó:
Trích đoạn bài “Ngôn ngữ, từ lời dạy của Khổng Tử”, Inrasara.com.
“Bàn tròn Văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam do Inrasara chủ trì, qua bảy kì hào hứng và vui vẻ, đã có dấu hiệu phe cánh! Phe không chính thống gồm vài nhà văn vỉa hè xuyên tạc rằng: Ông Inrasara bây giờ đầu hàng [chính thống] rồi! Trời đất, tôi có chiến đấu với ai, với cái gì bao giờ đâu mà bảo là đầu với chả hàng? Còn bên chính thống, có một quan văn sau khi đọc bài viết của tôi trên báo Văn nghệ: “Bàn tròn văn chương qua ba kì phiêu lãng”, khi biết ở BTVC có cả nhà văn nhà thơ phi chính thống, đã dọa sẽ trình báo lên Ban chấp hành Hội Nhà văn. Vậy đó, người ta cứ nhìn văn chương qua con mắt chính trị.
Tôi hay nói trước mặt mọi người, Kinh hay Chăm: – Nếu các ông/ bà muốn bầu bán, giơ tay ủng hộ hay chống đối ai đó thì xin chừa Inrasara ra. Tôi là kẻ ngoài cuộc, một nhà văn vô chính phủ ngay từ bản chất. Vô chính phủ đầu tiên và cuối cùng“.
Khi Bàn tròn Văn chương dậy mùi phe phái, tôi đã cắt đứt ngay, không chút hối tiếc. Dù ở đó, tôi đã đổ nhiều công sức. Thêm: Rời bỏ BTVC, tôi nói với các bạn văn từng nhập cuộc: – Các bạn cứ tiếp tục đi, sau 5-6 kì, có hứng tôi sẽ trở lại. Thế nhưng, các bạn đã không làm được thêm một kì nào, bởi ‘khủng hoảng chủ trì’ (lời của PTVA), cuối cùng BTVC chết ngay sau đó.
III. Thái độ của Sara
Tinh thần chịu thua đó, không ít người (cả thân quen) cho Sara ‘thiếu trách nhiệm hay nặng hơn – hèn’. Đành vậy. Bởi vấn đề chính trị xã hội mênh mông lắm, anh ạ. Nhưng có phải tôi phủi tay sạch hết không? – Không! Đây là thái độ của Sara. Với bài viết ‘nghiêm túc’, nghĩa là có đăng website hay in thành sách, tôi có ba cách xử lí:
– Bài viết chưa có tầm (tầm đọc, tầm suy nghĩ và tầm viết), tôi bỏ qua. Vì theo dõi chúng rất mất thì giờ. Đọc thơ Việt cũng vậy, mỗi nhà tôi đọc 5 bài là đủ biết có tiềm năng hay không. Nhà nào không có tầm, dù bài có xuất hiện trên tạp chí uy tín, tôi cũng bỏ qua. Phải năm năm sau tôi mới đọc lại tác giả đó, xem anh/ chị ta có tiến bộ không. Đơn giản bởi tôi không có giờ.
– Với người còn biết nghe (hay chưa thành kiến với nhau), khi có khúc mắc đâu đó, tôi ôn tồn giải thích, đính chính. Dù quen thân hay xa lạ, khi họ còn nhận là Chăm. Mới nhất, tôi đã giải minh với Ja Intan – anh họ; Musa PoRome – chưa gặp mặt; Thành Quang Hoàng – không quen; Sakaya – quen thân. Khổng Tử dạy: Với bằng hữu, nói một lần mà bạn không nghe là mất lời; cố nói nữa e sẽ mất cả lời lẫn bạn.
– Trường hợp cuối cùng, khi xét thấy trong lời lẽ có mùi đố kị, phe phái hay quy chụp chính trị, thì miễn.
IV. Về ‘thảm kịch hôm nay’
Tôi có ngạc nhiên không? – Xin thưa anh: – Không chút nào cả. Thi sĩ đích thực được trời phú dây ăng-ten nhạy cảm đặc thù, ở đỉnh điểm sáng tạo, anh/ chị ta có thể dự cảm tương lai. Không phải thầy bói, mà là – dự cảm. Chuyên ‘chiến sĩ hùng hổ bảo vệ văn hóa Chăm‘, tôi đã dự cảm được từ lâu. Nên khi hiện tượng này xuất hiện, tôi không tí ti bất ngờ. Không bất ngờ cho nên dẫu có buồn, nhưng tôi vẫn bình tĩnh đón nhận tình hình xấu nhất. Chân dung Cát khởi viết từ 1989 ở Caklaing, xong tại Sài Gòn 2002, in 2006. Nghĩa là tôi dự cảm hơn mươi năm trước khi chuyện xảy ra.
Trích Chân dung Cát.
Đây là độc thoại nội tâm của ngài giáo sư Trần Hùng ở thời điểm ngài tuyệt vọng nhất (chú ý giọng humor):
“Nghĩ đến Ciet sách quý mất đi cùng tài năng hiếm hoi kia vào ngày không xa cũng đủ làm ngài rùng mình. Rồi đến phiên tôi mà ngài đã rất tin tưởng vào khuôn mặt mới đầy triển vọng để mà “phải chi thằng này nó chuyên tâm vào nghiên cứu triết lí văn chương Chăm đi đằng này lại làm thơ nữa” (tôi nhớ ông giám đốc nhà xuất bản nọ phát biểu nguyên văn thế khi đọc duyệt tập thơ đầu tay của tôi). Thằng này mẹ nó đẻ không cho rớt một tế bào khiêm tốn nào trong nội tạng. Ngài thất vọng. Ngay cả khi mong gieo hạt giống giáo sư trong “dân gian” Chăm qua nàng Hathaw xinh đẹp, ngài đã không toại nguyện. Các tài năng Chăm luôn có khuynh hướng tự hủy, không phải hủy phá để sáng tạo mà là tự hủy đúng nghĩa đen thui của từ. Hathaw không chủ động tìm nhân giống tốt như giống của ngài mà bạ đâu ban phát đấy, là một hành vi tự hủy mang tính nhân chủng nguy hiểm nhất. Ngài nghe ê chề. Ê chề với cả tiểu đội “chiến sĩ bảo vệ văn hóa Champa” trung kiên ngu xuẩn trước thầy sau tớ lao xao luôn mồm nghiên cứu mà sai viết một biên bản khoa học cũng không nên hồn. Đội bóng cần nhiều đấu sĩ, nhưng trước tiên phải có vài nghệ sĩ và nhất là một thủ lĩnh. Gặp Chế Khan, ngài nghĩ: Ecce Homo! Nhưng chính hắn chứ không phải ai khác đã làm cho trái tim ngài tan nát một cách toàn diện đến vô phương cứu chữa“.
Và đây là hành vi tự nguyện của Jaklan:
“Không phải yêu thiết tha gì tiếng mẹ đẻ mà hắn cho là thiếu logic trầm trọng, cũng chả thương mến đầm ấm gì nền văn hóa hắn gọi đích danh là tập hợp mớ vay mượn vụng về, càng không phải nặng trách nhiệm với xã hội Chăm hôm nay cùng vô thiên lủng tranh chấp vụn vặt, ích kỉ nhỏ bé mà hắn ngấy tận cổ, thế nhưng Jaklan đã tự sung vào đội quân chiến sĩ bảo vệ văn hóa Chăm nhiệt liệt như một người lính trung kiên bất thối chuyển“.
Vậy, anh nhé. Chúc anh cùng bà con mọi điều tốt lành.
Kính
Inrasara.
Không có gì là “Thảm Trạng” ở đó cả. Mấy ông trí thức Chăm có vài chữ trong bụng cãi nhau để vỗ ngực với mik wa là ta đây giỏi hơn ai kia, chứ có gì đáng giá.
Thảm Trạng là chỗ khác. Ví như rất nhiều rất nhiều thanh nữ Chăm bỏ làng đi làm thuê, không biết số phận sẽ ra sao. Còn nhiều nữa.
Tôi đồng ý với nhà thơ Inrasara: bỏ mặc mấy ông trí thức rửng mỡ phê bình người này tới người khác, rồi chửi bới tùm lum. Chả có ai chú ý đâu. Người ngoài khinh cho. Bản thân tôi cũng rất khinh.
– TRI THỨC hay TRÍ THỨC là gì đấy nhỉ!!!??? NÓ có được từ đâu?
– TRÌNH ĐỘ và HỌC VẤN là gì đấy nhỉ !!!??? Tại sao xã hội cần có NÓ?
– Tiên LỄ hậu VĂN.
– Được TRÍ mà vô Ý là…
– Được Ý mà vô TRÍ là… (như cụ Hồ dạy)
Cá nhân tôi mới tiếp súc với vấn đề về văn hóa, xã hội Cham cũng mới nên không biết nhiều và hiểu sâu. Nhưng dù gì tôi cũng có chút gọi là THIỆN Ý.(bởi tôi cũng từ Cham)
Tôi có đọc, tham khảo nhiều Web như Champaka, Chamyouth, nguoicham, Gilaipraung, inrasara… nên cũng hiểu đôi điều.
* Tại sao cứ phải bè phái mới được? Tại sao cứ phải chỉ trích, mâu thuận nhau mới gọi là…TRÍ THỨC? Tại sao chỉ có một vấn đề về CHỮ CHAM (akhar thrak) thôi mà cả cộng đồng Cham không thống nhất duy ý? Tại sao người ta làm được rồi mà CHAM không nhìn, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm cho CHAM rồi tự SAO Y để khỏi mâu thuận (ngôn ngữ)? [ HÁN – NÔM – VIỆT ]
….
Tôi nghĩ rằng: Riêng cá nhân nhà thơ Inrasara cũng có phần trách nhiệm về Chữ viết CHAM và cả ngôn ngữ CHAM nữa. Tại sao ư! Tại vì nhà thơ có “đứa con” tên là: TỰ HỌC TIẾNG CHAM – AKHAR CAM ENG BAC. Sinh ra mà không nuôi liệu đứa con này sống nổi với thời gian?
– Vô tình tiếng Cham của người Cham chết lúc nào không hay!
– Vô tình tôi có quen ông giáo viên nọ dạy tiếng Cham ở một trường Tiểu Học nọ. Kru này tự than van rằng: “dạy tiếng Cham mệt lắm, trò ít học bài lắm. Cứ đà này thì Chữ Cham tử lúc nào không hay”. Người trong cuộc đã nói vậy rồi thì sao ta lại không “hy vọng” được!?
Tóm lại: cãi vạ, chửi bới, tranh luận, mâu thuận, nhu nhược… không giải quyết được gì cả. Hỏng hết việc
Janhoh Ka viết:
Ý kiến của Lee Sheng đáng nói lắm.
Tôi thấy có lẽ Lee đọc không kĩ: anh Sara không nói anh vô trách nhiệm về những gì mình làm mà chỉ KHÔNG TRÁCH NHIỆM VÊ THẢM KỊCH.
Theo quan sát của tôi, có thấy như vầy:
Nếu tôi nhớ không lầm thì anh Sara nói ở đâu đó là trong 2 năm 1975-76 anh dạy cho 200 người Chăm biết chữ Chăm.
Anh Sara viết Akhar Cam eng Bac từ năm 1975, vài chục năm sau mới in.
Năm 1995, anh Sara là tác giả chính soạn 2 cuốn Tự điển Chăm Việt.
Anh viết đâu đó, sai biệt của lối viết chữ Chăm rất nhỏ.
Vì không quan trọng vào chữ viết, nên trong Tự học tiếng Chăm, anh đã có bảng đối chiếu ở phần sau. Tagalau thì viết cả 2 dạng.
Anh bảo anh nhấn mạnh vào NGÔN NGỮ, chớ không phải chữ viết.
Suy ra anh KHÔNG trách nhiệm vào “thảm trạng” là đúng. Đâu có gì là đem con bỏ chợ, phải không Lee?
Toi k nhu anh chi, song cuoc song phai bit phan dau, lam sao cho cac anh chi em Cham chung ta co mot cong viec lam that on dinh.