[giải trí cao cấp]
Tại sao tôi mãi nói về Cham, về văn học ngoại vi, thậm chí về cá nhân Inrasara? Nói, và lặp lại, không phải một-hai mà nhiều lần. Hà cớ? – Có nguyên do chánh đáng của nó.
Đâu là dòng văn học [bị cho là] ngoại vi, tôi đã đề cập nhiều lần, miễn lặp lại. Đó là các bộ phận văn học bị coi thường, bị đối xử phân biệt, bị cho ra rìa, thậm chí – bị xuyên tạc và loại bỏ.
Viết, để người đọc ngoảnh đầy đủ về nó, đối xử công bằng với nó, đánh giá và đặt nó vào đúng vị trí của nó trong dòng chảy văn học Việt Nam. Để văn học tiếng Việt không bị thiếu khuyết, độc giả không bị thiệt thòi.
Là điều cần thiết hơn cả, lúc này.
Còn viết về những gì đã được tôn vinh, được khẳng định đang xuất hiện khắp mặt báo hôm nay thì không gì dễ hơn. Dễ tán, dễ đăng, dễ kiếm nhuận bút, bên cạnh – dễ được chấp nhận. Tôi từ chối làm điều đó.
Về Cham cũng hệt.
Dân tộc Cham chưa được biết nhiều, biết đúng. Nền văn hóa văn minh Champa chưa được nhận diện đủ đầy, thế nên chân giá trị và đóng góp lớn lao của nó vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam chưa được đánh giá đúng mức.
Cần tiếp tục khai vỡ phần chìm, bề tối của nền văn hóa văn minh ấy, và cần nói lên, lặp lại cho nhiều bộ phận công chúng Việt Nam và thế giới biết.
Ta đang thừa hưởng thành quả công lao của tiền nhân, ta mang ơn người đã làm nên thành quả đó. Không đáng sao?!
Với Inrasara – nói, lặp lại không phải tự biện minh hay kể công chi chi, mà giúp nhiều đối tượng khác nhau biết. Để hiểu biết, cảm thông, và cả để học. Bởi có nhiều ngộ nhận về nhân vật cá biệt này, ngộ nhận ngay trong nhà, giữa đám bằng hữu…
Cận Tết năm con Ngựa, ở buổi lai rai tại nhà một người bạn, một bạn thơ phán rằng, về kiến thức sách vở Sara nhà ta là siêu, riêng thực tiễn xã hội Cham còn rất hạn chế.
Tôi im lặng, về – tôi viết bài dài: “Có phải tôi thiếu thực tiễn xã hội Cham?” đăng Inrasara.com giải minh giúp bạn ấy hiểu. Còn bạn ấy có hiểu không chả biết, chỉ thấy rằng ông anh họ tôi mới đây tại cà-phê PATOM đã lặp lại ý tương tự.
Hai lần chứ không phải một: “Cei Trạm nó ở Sài Gòn không rành xã hội Cham, nên…”
– Kêu Sara không rành, nghĩa là ông anh rành hơn, phải hôn? Nhưng có phải “cei Trạm nó không rành thực tiễn xã hội Cham”? Này nhé…
[1] Ông anh có lần nào qua thăm Cham ở Thailand, Cambodia, Hải Nam…? Chắc là không rồi, sinh linh Cham lưu lạc ở các miền xa xôi ấy.
Trong nước, ông anh có biết thực tiễn sinh hoạt xã hội Cham Châu Đốc, Tây Ninh…? Cũng không luôn, chắc chắn thế.
Khu vực nhỏ hơn, Pangdurangga – mỗi năm ông anh vào Krong, Parik, Pajai gặp bà con bao lần?
Hẹp hơn nữa, mỗi tháng ông anh lang thang qua mấy palei Cham Ninh Thuận, tìm đến bao nhiêu gia đình Cham thuộc thành phần khác nhau?
Hay Chakleng quê hương, chuyện ‘Kut’ Gaup Gađak của nhà ta, suốt 30 cải cách, ông anh ghé thăm mấy bận để hiểu thấu đáo về những đổi mới ở đó?
[2] Chuyện cụ thể, từ “giải phóng”, 45 năm đi qua, xin hỏi ông anh có biết cộng đồng bé nhỏ Cham tồn tại bao nhiêu điểm nóng, xảy ra bao nhiêu vụ việc cộm cán? Và ông anh ở đâu, giữa những điểm nóng ấy của cộng đồng?
Ông anh tự trả lời nhé.
Karun & thug siam!