* Các photo trong bài viết là của Inrajaya.
1. Các sử gia ghi nhận Islam nhập địa Champa Bà-la-môn khoảng thế kỉ thứ XIV. Cái mới đụng cái cũ xảy ra xung đột là khó tránh. Giải quyết xung đột, vua Po Rome (1627-1651) đã làm cuộc hóa giải và hòa giải độc nhất vô nhị, biến người Cham Islam thành Cham Bini, để hai bộ phận tín ngưỡng tôn giáo này sống hòa đồng với nhau suốt mấy trăm năm đầy nguy biến. Sau triều đại huy hoàng cuối cùng của vương quốc, con dân Cham bắt đầu đi li tán. Cuộc đi tản lớn nhất xảy ra vào năm 1692, khi 5.000 gia đình Cham từ Pangdurangga thiên di qua Campuchia. Đoàn di dân được chính quyền Khmer lúc này bố trí ở vùng đất tốt dọc sông Mekong. Sau đó, còn nhiều cuộc di tản khác nữa.
* Bà con về thăm Pangdurangga.
Tại vùng đất mới này, Cham Bini dần dần chuyển sang tôn giáo Islam. Để đến cuối thế kỉ XX, người Cham ở Campuchia [bị] thay căn cước thành Khmer Islam. Lafont cho biết “Hồi giáo biến cộng đồng người Cham tại Campuchia thành một tập thể quên đi nguồn gốc chủng tộc của họ”. Có phải thế không? Tác giả Ariya Po Parang nghĩ và kể khác. Thực tế hôm nay cũng khác.
Người Cham Pangdurangga gọi bộ phận này là Cham Birau Chàm mới. Từ sợ hãi xa xăm đến cách khoảng không gian, Cham cố quận với Cham miền đất mới ít tìm đến nhau. Rồi từ do ít hiểu biết về người anh em, nên cứ gọi đại khái thế. Cham Birau bao gồm cả cộng đồng Cham Islam từ Campuchia trở lại An Giang, rồi giữa thế kỉ XX, thiên di vào Sài Gòn, hay nửa cuối thế kỉ XX, ra Long Khánh rồi Ninh Thuận.
* Chúng tôi qua Campuchia thăm bà con.
2. Nhưng có phải tất cả Cham Campuchia đều theo Islam? Nhầm to! Một bộ phận khá lớn vẫn còn giữ phong tục tập quán mang từ cố quốc sang. Họ vẫn còn nhớ Kabbon Muk Thruh Palei, vẫn còn thuộc khá nhiều ca dao, đồng dao… Nhất là, trong nhà của nhiều bậc thức giả vẫn lưu giữ nhiều ciet sách đựng các văn bản cổ. Chỉ có điều rất lạ, là gần 300 năm qua, hiếm có người Cham Bà-ni nào trở lại Việt Nam. Chỉ có Cham birau. Từ đó tạo hiểu lầm. Từ hai phía. Cham Pangdurangga tưởng ở Campuchia chỉ có Cham birau, còn người Bini ở đất Kur ngỡ Cham Việt Nam theo Islam hết.
Từ chuyến thăm đầu tiên đến lần thứ hai rồi thứ ba, thắc mắc chúng tôi luôn gặp phải ở đây, là: – Con cháu Tôn Pho ngoài đó theo Islam hết rồi à? Tiếp theo là: – Cây Krek còn không? – Không bà con ạ. Đại đa số Cham Pangdurangga vẫn còn truyền lưu phong tục tập quán ông bà từ cổ xưa.
Katê năm 2011, chúng tôi dẫn năm đại diện người Bini ở đất Kur về Phan Rang đi vòng các palei Cham, thăm dấu vết Krek trong sự xúc động tột cùng của mọi người. Họ hứa khi về đến đất quê nhà, sẽ kể lại…
* Hani thăm hỏi…
* Và bày chị em cách múa truyền thống hiện nay tại Pangdurangga.
3. Cham Bini ở Campuchia còn bao nhiêu người? Bao nhiêu palei?
Không ai biết đích xác. Cả người hướng dẫn chúng tôi có vẻ rành rẽ, cũng chịu. Chịu! Không quan tâm hay không thể? – Không biết được. Cuộc sinh nhai đè nặng lên cuộc sống cộng đồng từng một thời tha phương này. Người lớn lo tìm sinh nhai. Vẫn hành lễ. Vẫn múa, hát. Vẫn cưới chồng, lấy vợ. Cái nhìn và nụ cười đám trẻ vẫn hồn nhiên, vô tư. Lâu lâu có sự biến, họ chịu đựng. Như đã từng chịu đựng. Chị Khotiyah đọc cho tôi ghi:
Min Màng
Cabbang kayau
Athau groh gaup
Chet tapa paga
Anưk thei hia
Bbang prôic mưda
Minh Mạng/ Nạng gỗ/ Chó sủa nhau/ Nhảy qua rào/ Con ai khóc/ Móc lòng ăn.
* Cham Bini vẫn hành lễ, vẫn múa hát…
* Ánh mắt trẻ con vẫn hồn nhiên…
* Các cô thiếu nữ vẫn cười vô tư.
Thời Pôn Pốt, bà con cũng đã kéo nhau chạy như thế. Họ chạy vào rừng sâu, ăn njam par đỡ đói.
Thei thau ka tian kau lipa
Njam par di ia mưng hau ka tina
Ai biết cho bụng ta đói
Rau súng dưới nước mới hiểu lòng ta
Tạt qua gia đình tôi ở Sài Gòn để chuẩn bị ra Phan Rang, chị May Yum ở Phum Klak đã hát lên lời ai oán đó. Tiếng hát như âm vọng từ đáy lòng chị dội vào hồn tôi – tê điếng.
* Ở đó có Jaka,…
* Jayam,…
* … và Jaya hòa đồng vui vẻ.
Họ sẽ ra sao ngày sau? Không ai biết được. Dẫu sao, điều tôi biết chắc rằng ở xứ lạ quê người, cộng đồng Cham Bini vẫn còn tồn tại, lao động. Thỉnh thoảng giữa khoảng trống thường nhật, bất chợt nỗi nhớ mơ hồ nào đó dậy lên tận thẳm sâu tâm hồn họ. Họ biết mình từng có một miền đất, xưa, rất xưa. Nhớ, để mà lặn lội… tìm về nguồn cội.
Dường như sứ mệnh chính yếu của con người trên mặt đất này là nhớ, – ai đã nói thế?!
Sài Gòn, 1-9-2013
Bà Nội tôi thường hay hát ru bài này, nhưng khi lớn quên mất và mất luôn những bài ru khác khi Bà mất năm 1968. Tìm mãi vẫn không thấy ai nhớ. Dự định về VN lần này sẽ dành nhiều thời giờ hơn để sưu tầm. Nhớ mang máng xin ghi ra đây cho các bạn đọc:
Min Màng nhu doak cabbang kayau
Athau groh gaup nhu chet tapa paga
Anưk thei hia nhu Bbang prôic mưda
YC
Tuyệt vời bác INRA. Bác luôn luôn là người khám phá, bác luôn luôn là người đi trước. Bác không nói lớn lao nghiên cứu tầm quốc tế, hay cãi lộn nhau, mà chỉ khám phá. Bác không la rằng ta đây làm chánh trị, mà bác biết KẾT NỐI cộng đồng.
Bài ngắn mà xúc động vô cùng.
Karun bác INRA
Anh Sara viết có sức gợi rất lớn, gợi cho nghiên cứu, gợi cho tìm đến nhau. Anh viết về Ghur Chăm Bà-ni cũng vậy, nó gợi cho tôi suy nghĩ mãi thôi, còn bài này thì ám ảnh tôi rất là thâm hậu. Cần lắm những tâm hồn quảng đại biết liên kết với mọi người như anh. Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn anh.
Lầm to thật, vì tự bấy lâu bên đó người ta đã gọi Chăm là Khmer Islam, nên mọi người cứ nghĩ là Chăm Cambodia đã chuyển sang tôn giáo Islam hoàn toàn. Nay thật cảm động khi biết rằng Bini vẫn còn tồn tại. Điều đó có nghĩa là họ vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống.
Một vấn đề khác về Kut hoang (Kut jua) mà tôi thường thắc mắc, vì Kut jua thỉnh thoảng có người gọi là Kut Chơng. Việc này tôi nghĩ chắc chắn có mối liên hệ với Chăm di cư sang Cambodia. Có lẽ vì con cháu Po Chơng đã di tản toàn bộ lánh nạn sang Cambodia, không còn ai phụng sự Kut (tại Pangdurangga) nên người ta gọi là Kut Chơng chăng?
co ai biet thsp cham nguoi cham thuong goi: Cau Bao khong?
Tháp Chàm là tên gọi Tháp của người Chăm tọa lạc tại Phường Đô Vinh – Phan rang . Còn Cầu bảo là tên gọi của Cầu nằm ở địa phận thuộc khu vực Tháp Chàm . Ai bảo tháp của người Chăm là gọi Cầu bảo đâu ? Bạn nên tìm hiểu thêm đâu là địa danh hành chánh và đâu là địa danh địa phương ,
Từ Cầu Bảo có ý nghĩa rất hay nếu bạn tìm hiểu tường tận? bạn nên hỏi các vị nghiên cứu Chăm thử họ có biết không? Một đề tà khá hấp dẫn Chăm ta đã bỏ lở
Người Chăm Jaheh ở Cambuadia mà các nhà nghiên cứu còn gọi là Chăm Bà ni . Thực tế theo tôi nhóm người Chăm này nó tương quan với Chăm Bà ni ở Việt nam, chứ không phải là người Chăm Bani chính thống với nghĩa rộng . Người Mã lai gọi Chăm Jaheh , tiếng Chăm gọi là Chăm Jhak ,tức là người Chăm xấu ,theo người Chăm Islam ,họ vừa theo Hồi giáo tôn thờ đấng Ala , vừa cúng ông bà tổ tiên . Đây là điều cấm kị của giáo lí Hồi giáo . Có chăng người Chăm Islam gắn cho họ với tên gọi là người Chăm Jhak hay gọi Chăm Jaheh .
Giới chức sắc Chăm ở Phan Rang kêu người ngoài giới chức sắc là gahêh. Truyện Um Mưrup sau khi giác ngộ Islam kêu cha mẹ mình là mưnuix haram (người ô uế) là có thật.
Tôi nghĩ có lẽ Jabeh đúng, khi người Islam kêu cộng đồng Chăm này là Chăm Jhak (Chăm Xấu) hay Chăm Gahêh hay Jaheh (Chăm ngoại đạo). Cả hai đều mang nghĩa như nhau.
Cộng đồng Chăm này ở Cam Bốt với người Chăm Bini ở Việt Nam có rất nhiều điểm giống nhau, theo ông Inrasara là do họ từ Việt Nam chạy qua. Ý ông Inrasara gọi họ là Cham Bini, là có ý. Ông tránh dùng 2 chữ đó (Gahêh và jhak hay Haram). Làm vậy được 2 điều: tránh phân biệt đối xử, và cả sự gần gũi giữa họ và người Bà-ni.
Tôi nhớ có đọc bài viết mới nói rằng ở Tây Phương hiện nay có nghiên cứu KHOA HỌC và có nghiên cứu NHÂN VĂN, 2 chuyện gần nhưng khác nhau. Ý của ông Inrasara hướng về loại sau rất rõ.
Nhân dịp Inrajaka dự ngày Hội Văn hóa hóa Raglai tại Bác Ái , bản thân có dịp có trao đổi với Yut Jaka về chuyến viếng thăm người Chăm Jahet tại Kur của Yut . Nhân tiện xin trao đổi với Yut Urang Chru như sau :
– Về từ Urang Jaheh mà người Chăm Phan rang hay dùng là để ám chỉ cho giới bình dân , nông dân Chăm , chứ không phải là người ngoại đạo .Urang Jaheh là để phân với giới chức sắc hay còn gọi là Ka hlao gi nưng , là một tầng lớp được xã hội Chăm rất trân trọng .
Như chúng ta đã biết : Campuchia là vương quốc đã đón nhận rất nhiều người Chăm sang lánh nạn kể từ thế kỷ thứ 15. Dân số người Chăm ở Campuchia có gần 300 000 người chia thành hai cộng đồng tín ngưỡng. Cộng đồng thứ nhất là người Chăm theo Hồi Giáo chính thống, chiếm đa số và cộng đồng còn lại sinh sống trong khu vực Kompong Chhnang là người Chăm Hồi Giáo nhưng vẫn còn giữ phong tục cổ truyền như Chăm Bani ở miền trung Việt Nam.
Cộng đồng Chăm cổ truyền này tự gọi họ là Cham Sot, tức là Chăm gốc, không chấp nhận bỏ đi yếu tố tín ngưỡng dân gian của họ để trở thành người Hồi Giáo chính thống. Chính vì thế, người Chăm theo Islam thường gán cho họ là Chăm Jahet, tiếng Mã Lai viết là Jahat (tiếng Chăm là Jhak) tức là xấu xa, không tốt. Chăm Jahet có nghĩa là Chăm không tôn trọng qui luật Hồi Giáo, mà chỉ làm theo ý muốn riêng tư của họ. Tôi đồng ý theo cách gọi theo anh Sara là người Chăm Bani , vì họ người Chăm có những điểm rất gần giống với Cham Bani ở Việt nam . Qua đây tôi rất mong các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm cần phải nghiên cứu làm rõ đề tài về người Chăm Jahet ở Campuachia hiện nay .
Xin lỗi anh Đạo văn Chi và độc giả.
Anh Chi đã đúng. Tôi viết ở trên rất đúng là “Chăm ở Phan Rang kêu người ngoài giới chức sắc là gahêh”, tuy nhiên ở dưới do bị ảnh hưởng chữ “Jaheh” của anh Jabeh dùng, nên nhầm lẫn xíu.
Cảm ơn anh Chi đã chỉ cho biết.
Nhân nói về Chăm Jahed, tôi xin đăng lên đây một đoạn ngắn của một Tiến Sỉ Nhân Chủng Học người Mỹ (Dr. William Collins) nhận xét và định nghĩa từ Jahed một cách khác.
Nếu muốn xem hết bài này (The Chams of Cambodia (by Dr. William Collins)) thì xin vào Facebook của tôi sau đây http://www.facebook.com/#!/ycosiem để tải về đọc. Vì bài quá dài, nên tôi đã chia thành 6 đoạn. Phần trích dưới đây rút ra từ đoạn thứ 3 “Section 3 (Continued from pages 49 – 72)”. Các bạn tải về rồi ghép lại mà xem nhé.
YC
Section 3 (Continued from pages 49 – 72):
…………
A second category of Muslims in Cambodia is called “Jahed” by other Muslims. The word comes from the Arabic zahid (anchorite, recluse, devotee, ascetic). These Chams are also called “Kom Jumat” (The Friday Group), on account of their preference to pray only once a week in the mosque, on the Friday Muslim sabbath, rather than the five prayers a day typical of the other Muslims of Cambodia. This group calls itself the “followers of Imam San,” after the name of a leader who was given a place for his mosque on the hill near Oudong, where several recent Cambodian kings have their burial monuments. The Jahed group is centred in a very few villages around the old capital of Oudong and in Pursat and Battambang. The Jahed of the present seem to reflect the features which Ner identified with the traditionalist faction of the trimeu (who prayed fewer times a day than five), the kobuol traditionalist sect (which Ner found mainly around Oudong), and the third, “even more ancient group” (which preserved Cham texts).
A third category I discern calls itself simply “Cham” and corresponds to Ner’s first sect, the trimeu modernists. This group speaks both Cham and Khmer and usually uses Malay or Arabic texts for religious instruction. From the point of view of religious belief and practices, the Cham and Chvea form a single group which follows the usual Islamic practice of daily prayers at five appointed times. In this regard they contrast with the Jahed. On the other hand, the Cham and Jahed acknowledge an ethnic ancestry in Champa and in this regard they contrast with the Chvea.
Within the Cham-Chvea Muslim community a sectarian distinction is made between the majority Kaum Tua (Malay for the “Old Group”) so-called by a small but vocal minority which calls itself Kaum Muda (Malay for the “Young Group”). The Kaum Muda and another recent sectarian movement called Dakwah Tabligh (the “Proselytisers”) will be treated later under Recent Developments–Reform Movements.
The Jahed are widely regarded as the preservers of ancient Cham culture. Many times I was told that if I wanted to learn about Cham culture I had to visit Oudong and the Jahed villages in the vicinity. The extremely heterodox form of their Islam sets them apart from the vast majority of the Muslims of Cambodia. However, very traditional Cham folk-belief and cultural practice, carried on alongside orthodox Islam in some Cham communities, tends to grade into a Jahed-like identity. The Jahed place their emphasis on Cham history, Cham cultural heritage, especially Cham language, and Cham national origins to define their identity vis à vis other Chams and Cambodians. The Jahed are unique in Cambodia for preserving a degree of literacy in the traditional Indic Cham script, which they share with the Cham of Phanrang, in Vietnam.
The Cham, in contrast to the Jahed, tend to minimise an emphasis on a cultural heritage traced to the historical kingdom of Champa. The exception they make is the universal use of the Cham language, which identifies them with Jahed and distinguishes them from Chvea. The Cham stress their identity as the Muslims of Cambodia, and in this sense assert their identity with Chvea or Khmer Islam. The Cham and especially the Chvea Muslims highly esteem Malay culture in the belief that ritual and ceremony borrowed from this source have been endorsed as acceptable to Islam. Cham and Chvea place high value on learning Malay as a medium for religious studies. The Cham and Chvea write Malay in “Jawi” (Arabic script) in common with the conservative Malays of Kelantan, Malaysia, and Yala and Patani in south Thailand. (Most Malaysian Malays now use the “Runi” (Roman Script) for Malay.) The Cham read and write Cham in both Khmer and Arabic script. The Cham are generally also able to speak and read Khmer. Few Chvea are able to speak Cham but they all speak and read Khmer and many also speak and read Malay.
The “reform movements,” which appeal to many in the Cham-Chvea community, bring new currents of Islamic thinking into Cambodia, although these attitudes are often of a rather fundamentalist, conservative sort. The Kaum Muda brings reformist ideas from the Middle East, Saudi Arabia, Kuwait, and the Arab Emirates. The Dakwah Tabligh derives from recent religious developments in the Muslim community in India and Pakistan, but has become very influential in Malaysia and south Thailand.
The Jahed
At Mount Adruss, the hill near Oudong where Khmer kings are buried and revered, I had the good fortune to attend a great celebration held by the Jahed at a mosque set among the royal shrines. The mosque is called the Ta San Mosque after a famous personage named Imam San (an imam is leader of the mosque prayers and delivers the sermon; San is an abbreviation of the Arabic name Hassan). The celebration was for Imam San’s birthday, for which the term “Maulud” was used, although usually the Maulud on the orthodox Muslim calendar is the Prophet Mohammed’s birthday.
The older men and women at this gathering were wearing extremely traditional Cham costume. The men were all in white, white turban, white shirt, white sarong, and many of them had shaven heads. The women wore a long tunic of black silk or taffeta material over their sarongs. The tunic had long tight sleeves, tailored bodice and fell to below the knees. The women all had their hair covered with a krama, the Cambodian national chequered scarf.
The celebrants had come from twenty-three communities of Imam San followers from three provinces, Kompong Chhnang, Pursat and Battambang. Many of those from distant communities had set up their camps in various places around the hill below the mosque. Everyone had prepared some small flour and sugar cakes which were fashioned into tall arrangements on large serving trays as offerings in the mosque.
neu cham dam noi va. dam lan. cham noi va hanh dong theo nhung gi minh moi thi hanh phuc biet bao?????
oi minh lon tu (lan) voi tu (lam). anh em check dum minh nhe. thanks
Qua câu hát mà Chị Khotiyah mà Jaka ghi lại như sau :
Min Màng
Cabbang kayau
Athau groh gaup
Chet tapa paga
Anưk thei hia
Bbang prôic mưda
Theo tôi nhóm người Chăm Jahet qua Cambuadia tị tạn khoảng 1832 , sau khi Vương quốc Champa bị xóa sổ khỏi bản bản đồ thế giới 1832 ,dười thời vua Minh Mạng trị vì Việt nam
Đồng ý theo anh jabeh
1/- Trước hết tôi xin cải chính về nick. Tôi lấy nick JABEH viết còm đã lâu, vài tháng trước tôi thấy có bạn cũng lấy nick này và kéo dài đến nay. Để tránh trùng lặp, tôi xin đổi thành Jabeh2.
2/ Cải chính 2.
Bài đồng dao “Min Màng…” là bác Inra sưu tầm và dịch in trong cuốn Inrasara: Văn học Chăm 1 xuất bản từ năm 1994. Nay nhà bác mời bà con Chăm Bini ở Kur sang chơi, chị Khotiyah đọc lại và bác Inra ghi trong bài này, chứ không phải anh Jaka. Chắc Jabeh lộn.
3/ Cải chính 3:
Bác Inra viết: “Cuộc đi tản lớn nhất xảy ra vào năm 1692, khi 5.000 gia đình Cham từ Pangdurangga thiên di qua Campuchia. Đoàn di dân được chính quyền Khmer lúc này bố trí ở vùng đất tốt dọc sông Mekong. Sau đó, còn nhiều cuộc di tản khác nữa.”
Dân tộc Chăm di tản rất nhiều lần.
“Cuộc tản cư lớn nhất”, là có ghi trong sử sách.
Chú ý câu sau: “còn nhiều cuộc di tản khác nữa”. Trong đó ở thời Minh Mạng cũng lớn không kém. Theo tôi không phải di tản nữa mà là chạy tán loạn.
Đwa karun