Sống triết lí Cham-71. TUỔI 50 MỚI ĐƯỢC THĂNG TAPAH, TẠI SAO?

[hay. Đức Phật đã tái định nghĩa một đạo sĩ Bà-la-môn chân tính như thế nào?]

1. Đời người Bà-la-môn được phân làm 4 giai đoạn: Học: dưới chơn thầy, Chủ hộ: nuôi sống gia đình, Tu: buông tất cả để vào rừng, và cuối cùng là Phong phanh giữa trời đất. Lối phân giai đoạn này áp dụng nghiêm ngặt, nhất là với sinh linh xu hướng làm Tu sĩ!

Sau quá giai đoạn “chủ hộ”, con cái đã khôn lớn, và cũng không còn nhu cầu nào khác, ở tuổi 50, Ông mới nhận thăng chức ‘Tapah’ [hay ‘Baic’]. Ông đã là TU SĨ.

2. Truyền thống Ấn Độ cổ đại: Bà-la-môn Bhrahmin là danh xưng tầng lớp tu sĩ cao nhất trong hệ thống đẳng cấp xã hội, người gần gũi với thần linh và chăm lo chuyện tế tự.

Đức Phật đã làm cuộc cách mạng nhận thức qua 3 điểm chính: Phá bỏ Chế độ đẳng cấp: bình đẳng, Chống đối sát sanh cùng Nghi lễ tế thần: tự tu tự ngộ, và chỉ ra Con đường giải thoát: trung đạo.

Ngài tái định nghĩa khái niệm một Bhrahmin – không phải từ huyết thống hay vai trò xã hội, mà trên phẩm chất tâm linh và giác ngộ.

Kệ 386. Đạo sĩ Bà-la-môn rời bỏ “giai đoạn tam chúng”, hết bám víu vào gia đình và tài sản. Kệ 383: Tinh tấn trên con đường tu hành, cắt đứt dòng chảy tham ái, từ bỏ dục lạc. Kệ 423, kệ cuối cùng: Đạo sĩ Bà-la-môn nhìn thấu cõi trời và cõi khổ, đoạn tận sinh tử luân hồi.

(Kinh Pháp Cú 26, Phẩm Bà-la-môn)

3. Ở Cham, tuổi 50 mới được thăng ‘Tapah’, tại sao?

Khi đã là Tu sĩ thực thụ, buông tất cả sau lưng, Ông chuyên tâm hành Đạo. Ông giữ GIỚI thế nào?

[1] Không giết người – đứng đầu bảng.

Ở thế buộc, Ông cũng có thể tham dự vào cuộc chiến, tuy nhiên Ông chiến theo tinh thần của Krishna trong Bhagavad-gita: Sau thực thi bổn phận để hóa giải khủng hoảng, là lòng từ ái khoan dung.

[2] Không tham. Từ tham của cải cho đến ái dục, tham quyền đến tham danh. Bởi từ tham dẫn đến sân và si chỉ cách nhau nửa bước chân. Mọi tội lỗi xuất phát từ tâm tham đó.

[3] Lời, cần cẩn ngôn.

Ngôn ngữ biểu hiện tâm và trí Ông.

[4] Hành, tuân theo trí tuệ.

Ông ý thức thường trực về vị thế Đạo sĩ. Tuyệt không để hỉ nộ ái lạc của phường giá áo túi cơm lung lạc. Bổn phận Ông là cứu độ họ chớ không để cho họ lung lạc.

[5] Cuối cùng, để chế ngự sự sự trên thế gian (‘pagrưng rim pakar’), Ông không được để cho cảm xúc chi phối. Ở đó rượu chè là một trong những căn cớ trí tuệ bị xao lãng.

Cuối cùng… phó thác mình vào ‘Gai grưng’, Ông đọc câu thần chú swơrli lokla swơrbik thì tâm Ông vững vàng, thân Ông bất hại giữa trần gian.

(trích Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal-2019)

Thế nhưng tréo ngoe thay, chức sắc Cham Ahiêr Awal “buộc” phải có vợ. Tháo gỡ thế nào?! (xem tút tiếp theo).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *