Sống triết lí-37. HIỂU MỆNH, YÊU MỆNH &

Khi con tàu bị đắm, bao nhiêu là con chuột vội vã chạy thoát thân.

Quê hương rã rời, lòng người đảo điên, các thành phần ưu tú nhất bỏ làng xóm ra đi. Có nên trách cứ họ không? – Không. Bởi họ không còn chọn lựa nào khác.

Glơng Anak cũng không khác: ông chạy đi. Nửa chừng ông đứng lại…

Dang tha drei tha nưgar di krưh hanrai

Đứng một mình một bóng giữa đại dương/ trên cồn đảo cát bồi…

Và ông quay về, chấp nhận ở lại giữa lòng hư lạnh của quê hương. Đó chính là thái độ nhận phận và, YÊU MỆNH Amor Fati theo nghĩa nguyên ủy nhất của từ.

HIỂU MỆNH mới yêu mệnh. Glơng Anak hiểu thế nào?

Hiểu đại cục: không thể cứu vãn; hiểu lòng người đầy hỉ nộ ái ố; hiểu nỗi cô đơn của trí thức. Từ đó ông suy tư tìm lối đi khả dĩ giúp sinh linh Cham nguôi bớt nỗi khổ đau thế cuộc và phận người.

Tôi gọi đó là CẢI MỆNH.

Liên hệ với vấn đề tôn giáo tín ngưỡng Cham hôm nay.

Xin khẳng định lại, Tôn giáo Ahiêr Awal là Dân tộc, Hòa bình và đầy tính Nhân văn. Nó suy thoái là do thời cuộc; hàng chức sắc chưa đáp ứng được đạo hạnh của tôn giáo ấy, là bởi yếu tố con người trong đại cục kia, nguy cơ kéo con tàu Tôn giáo Cham đổ vỡ.

Có thể oán trách không? Ariya Glơng Anak:

Bbwah kar duix rup min likei’:

“Có oán trách cũng thêm tội lỗi thôi em”.

Bỏ chạy ư? – Ừa, thì tùy.

Riêng tôi, trì trì “Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal”. Còn thành hay không, tùy Bà Trời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *