Phim: TRƯỜNG TRUNG HỌC PÔ-KLONG – KÝ ỨC & ÂM VANG

Hôm qua, tút “Sống tôn giáo-9”, tôi viết: “Làm, như một tạ ơn” không ít bạn chưa rõ. Phim tư liệu này như một câu trả lời thấu đáo.

Làm, không phải để kể công hay tạo dựng sự nghiệp, càng không phải thêm điểm cộng về tiếng tăm, mà là để tạ ơn quý thầy, các cô bác, anh chị em cùng bạn hữu đã làm nên kì tích Pô-Klong.

Mừng Đại lễ Ramưwan, mừng “lời tạ ơn” lớn nhất của cá nhân tôi và của thế hệ Cham – có lẽ, mời quý vị & các bạn đón xem trên Kênh Inrasara-TV:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PÔ-KLONG

KÝ ỨC VÀ ÂM VANG

Phim tư liệu, 51phút

Kịch bản: Inrasara, quay: Inrajaka, Inrajaya, hỗ trợ: Mai Quang Chiêu

Dựng phim: Inrajaka, MC: Phú Nhân Tâm 

Ảnh tư liệu: thầy Jay Scarborough

Phim tư liệu kỹ cặn của Ysa Cosiem

Với sự góp mặt của 3 cựu Hiệu trưởng: Thầy Thành Phú Bá, thầy Lưu Quang Sang, thầy Nguyễn Văn Tỷ

Trả lời phỏng vấn: thầy Jay, chị Trương Thị Đào và anh Phú Văn Điền

Tài trợ: Ysa Cosiem, Lưu Quang Sáng, Thông Thanh Khánh

Phim tiếng Việt, phần tiếng Cham và tiếng Anh có phụ đề tiếng Việt.

NÓI THÊM VỀ 2 PHIM TƯ LIỆU

[BBS sách chữ Chăm & Trường TH Pô-Klong]

Đấy là 2 phim… để đời. Còn đời kia kéo dài tới đâu thì không biết!

Hôm nay ta nghe như “chuyện nhỏ”, chớ ngoảnh lại 40-50 năm trước, thật khó mà tưởng tượng…

[1] Về Trường Trung học Pô-Klong, không cơ sở, không bàn ghế, không thầy cô vậy mà từ con số âm, ông Dương Tấn Sở và thầy Thành Phú Bá đã tạo được lớp học cấp II đầu tiên cho Cham!

Và rồi, dù bao khó khăn tiếp đó, thầy Lưu Quang Sang, thầy Nguyễn Văn Tỷ, anh Quảng Văn Đủ, thầy Jay cùng quý thầy cô khác, phụ huynh và bà con Cham cùng anh chị em thiện chí đã gầy dựng cho Pô-Klong thành hình hài, đẹp và khỏe.

Nữa, các thế hệ học sinh không ngại đường xa ở thời buổi mất an ninh, đã vượt qua tâm lí “xa nhà” đã đồng tâm hiệp lực để dựng nên bộ khung với 3 chân kiềng, tạo “Kỳ tích Pô-Klong”. 

[2] Về Ban Biên soạn sách chữ Chăm

Hãy tưởng tượng thêm, thời đất nước trường kì ăn độn, lương ba cọc ba đồng mà quý thấy phải chịu xa nhà có khi 10-20km để tụ về Phan Rang, biên soạn sách, rồi tiếp tục đạp xe đi qua các palei Cham Ninh Thuận và Bình Thuận theo dõi dạy và học.

Các bạn hãy nghĩ, nếu không có BBS, hôm nay bao nhiêu Cham biết chữ mẹ đẻ! Tùy bút của Inrasara 1997: “Nếu hạt lúa không chết đi” nó sẽ ở một mình. Nhưng khi nó chết đi, nó sẽ mang đầy hoa trái [Phúc Âm]. Ai chấp nhận “chết đi”, nếu không phải là quý thầy, các bác là những sinh linh tinh túy nhất của cộng đồng Cham thời đó?!

[3] 2 phim tư liệu ngắn “dẫu không là gì cả”, nhưng với bao công sức và nỗ lực, là cách “làm như là tạ ơn” của tôi và anh chị em, cho dù trong số ấy không, hoặc ít “liên quan” đến Ban Biên soạn hay Trường Pô-Klong. Anh Ysa Cosiem, yut Quang Can, Thông Thanh Khánh, Lưu Quang Sáng, Jaka, Jaya, Phú Nhân Tâm, Xuan Bao… họ vẫn vui vẻ góp phần mình vào tạ ơn.

Cả [1], [2] và [3] không trên cả tuyệt vời sao!

Xin nói to lên lời ĐWA APAKAAL tất cả!

Kajap karô thuk siam! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *