Cuộc chiến của tôi-7. CHỐN TRƯỜNG VĂN TRẬN BÚT-02

[Chuyện ngoài lề về 3 nhà thơ & giáo dục hỏng thế nào?]

Thương trường tôi còn không coi là chiến trường, huống hồ văn chương chữ nghĩa. Dẫu sao, như bên triết học, tại chốn đây – có được kẻ thù là niềm vui lớn, để cùng chiến trên những đỉnh cao. Rủi thay, tôi chưa hân hạnh có được kẻ thù lớn, mà chỉ đụng phải mấy sinh linh bé con.

Phản hồi vừa qua, bạn ĐTM ở Úc còm: “Anh sao lại hạ mình đôi co với TMH”, rồi SN: “Khổ thân con ếch ngồi ở giếng sâu”, thế nên nhà thơ HH can: “Nói chuyện với đầu gối đi bạn”.

Nghĩa là chả đáng. Đúng, với đằng ấy là vậy, chớ với chúng sanh còn lại, Bồ-tát cần lên đò đi về phổ độ. Ngạc nhiên, thắc mắc, và biết đặt câu hỏi là khởi đầu của trưởng thành…

[1] Đố kị sai

Năm 2014, nhà thơ H-1.: “Hội Nhà văn 3 lần trao giải cho Inrasara là tát tai cha ông Đại Việt ta”. Thấy chả chút si-nhê, 7 năm sau, nhà thơ L. tiếp sức: “Inrasara lại còn được tùm lum giải thưởng nữa”.

– Inrasara đâu phải nhận mỗi giải thưởng Hội Nhà văn!

[2] Công phá hụt

Nhà thơ L.: “Nguyễn Quang Thiều chọn Inrasara làm Chủ tịch Hội đồng Thơ là mù quáng”.  Còn nhà thơ H-2. phát hiện lạ hơn: Do Inrasara nịnh bợ ghê gớm lắm, mới được Thiều cất nhắc lên chức này.

– Tôi từng bỏ 3 cơ quan, phủi 2 chức lớn, thì cái “ghế” Hội đồng mà nhằm nhò gì, hén!

[3] Đánh đấm hỏng

Tôi thì vậy, chớ 3 nhà này nghĩ nó ghê. Không cách gì chơi ngài Inrasara nên mới xài tới đòn… dân tộc! Nhà thơ H-1: “Đại Việt chưa bao giờ nhục thế/ Dân Hời chủ tịch thơ nhà ta”. Nhà thơ L. còn đánh bài liều, thảo bức thư dài tố tôi lên Tổng Bí thư nữa.

– Tại đây, với một Ngụ ngôn hậu hiện đại, cũng đủ!(1)

[4] Chưa dừng ở đó, nhà thơ H-2 quyết chơi sát ván, lôi kéo đồng bọn vào công phá. Đọc phải, tôi bảo chớ dại thế thì ổng tăng cường độ… dại: “cầu mong ông Inrasara trả lời, nếu im lặng…”

– Thế là tôi múa vài đường đao: “Tầm Inrasara mà đi cãi nhau với…”.

Vậy đó, 4 đòn hụt cả 4, bởi tôi không có ở đó! Thế nào?

Thử xướng tên 3 nhà H-1.+L.+H-2 thượng đài với Inrasara, thấy gì?

Tôi chơi 6 sân: Nghiên cứu, dịch thuật, báo chí, thuyết trình, hoạt động xã hội, tổ chức sự kiện. 6 sân này, tôi thượng hạng, trong khi 3 nhà trên không ai có cửa(2).

Còn sân phê bình, có mỗi H-2 tạm gọi là được, dù đó vẫn là loài phê bình chủ quan cảm tính [Inrasara: “Phê bình thiếu tư tưởng nên ăn theo sáng tác”]. Trong khi tôi, đặt nền tảng trên tư tưởng xuyên suốt.

RIÊNG SÂN THƠ, là sàn diễn H-1.+L.+H-2 ít nhiều có vé. Thế nào?

Một sản phẩm trí tuệ thì không thể mình ên tự hô ta ngon, hay cảnh hẩu tung hô nhau, mà nó cần đến sự đánh giá từ bên ngoài, như cơ quan chuyên môn [Hội đồng Giải thưởng], độc giả chuyên nghiệp [nhà phê bình], Đại học, hay tổ chức có nghề [website văn học]. 

Tôi: 7 Giải thưởng trong và ngoài nước, ở đó 2 lần Giải Hội Nhà văn, 17 Luận văn, Luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ về thơ tôi, hàng trăm bài thơ tôi bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật đăng nhiều tạp chí trên thế giới. Nữa, 40 buổi nói chuyện về Văn chương ngoại viThơ Việt đương đại khắp nơi.

3 nhà H-1.+L.+H-2 cứ tự soi, sẽ thấy mình ở đâu. TẦM là thế.

Tóm, tút không phải tự biện minh, càng không cho 3 nhà kia, mà cho bộ phận độc giả chưa biết thắc mắc, chưa biết đặt câu hỏi nên chưa thử một lần tìm đến văn bản gốc, từ đó một mực tin nghe – làm vẩn đục khí quyển văn chương chữ nghĩa Việt.

Lỗi không ở các bạn, mà ở nền giáo dục còn đầy thiếu khuyết của ta.

Buồn không?!

______

Khai lí lịch này hơi buồn cười, nhưng cần thiết với các bạn chưa đọc Inrasara, đi tin nghe vài con ếch, la mắng tôi.

(2) 7 lĩnh vực khác của tôi:

[1] Nghiên cứu

In 17 tác phẩm, đoạt 8 giải thưởng, đáng kể: Giải thưởng CHCPI, Đại học Sorbonne – Pháp, và Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh. Bộ Văn học Cham 7 tập là công trình chưa từng có mặt.

[2] Dịch thuật

3 Sử thi, 9 trường ca, 30 Damnưy và hàng ngàn tục ngữ, ca dao Cham. San định và dịch Kinh sách cổ Cham hơn ngàn trang được chức sắc Cham trân trọng. Thêm, toàn bộ Kinh Thánh Tân ước, và một phần Cựu ước

Công trình Trường ca Cham đoạt Giải thưởng Quốc Hội khóa IX.

[3] Báo chí

Tôi viết hơn 300 bài đăng các báo lớn. BBC, RFA, Tienve, Talawas, Hợp Lưu, Damau; Văn TPHCM, Tia Sáng, VanchuongViet, Vanviet

Ở lĩnh vực này, tôi nhận Giải thưởng nhân kỉ niệm 30 năm của Báo.

[4] Thuyết trình

Hơn trăm buổi, từ lớp Chuyên Văn, Hội Văn học Nghệ thuật  cho đến Đại học, trong lẫn ngoài nước, từ Tổ chức Phi chính phủ cho đến Sứ quán. Distant Horizons Hoa Kỳ, Sàn Art Úc & Canada, Sứ quán Thụy Sĩ, Sứ quán Ấn Độ, 7 ngày thuyết ở các Đại học Nhật Bản, 9 ngày ở Đài Loan…

[5] Hoạt động xã hội

Tôi vào cuộc hơn 30 vụ lớn nhỏ. Đáng kể nhất: Tranh chấp Đất đai Văn Lâm, Vụ án KMV, Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận suốt 17 tháng; Vụ Ghur Raneh 20 tháng, mới nhất là Dự án Hồ nước Kapet Bình Thuận qua 11 bài viết và 1 video.

[6] Tổ chức sự kiện

Về Cham, 18 tuổi tôi tổ chức khóa dạy [không công] tại Chakleng, rồi ở Phan Rang cho hơn trăm sinh linh Cham biết chữ mẹ đẻ. Năm 2000, sáng lập và chủ biên đặc san Tagalau điều chưa DTTS nào làm được, năm 2007 mở website Inrasara.com tạo diễn đàn thảo luận vấn đề chung. Tổ chức và phụ trách chính kênh Inrasara-TV trên Youtube.

Về văn học, tổ chức Bàn tròn Văn chương – sinh hoạt ngoài lề của Hội Nhà văn Việt Nam, tổ chức ra mắt sách cho bạn bè văn chương, đó là chưa kể chủ trì và cố vấn cho nhiều cuộc, tổ chức lớn khác…

[7] Phê bình

Phê bình của tôi đặt nền tảng trên tư tưởng xuyên suốt: Phi tâm hóa Hậu hiện đại, Hóa giải & hòa giải của Pô Rômê, Nhập cuộc về hướng mở của tôi thể hiện qua 9 tác phẩm về Văn học ngoại vi Việt Nam.

Không lạ, dù là công việc phụ, chỉ sau 10 năm, tôi đoạt 4 giải thưởng.

(1) Bài thơ trong trường ca Đánh thức lãng quên về Covid-19 đăng Vanviet, ý Bà mẹ Thiên nhiên trả thù con người nhằm cảnh tỉnh nhân loại tham lam. Vậy mà nhà thơ L. kêu Inrasara Cham nuôi chí trả thù Việt.

Ngụ ngôn hậu hiện đại: ĐỐI THOẠI GIỮA NHÀ THƠ VÀ ÔNG LỚN

[trích ghi tại nhà hàng VIP]

– thư kí anh mầy đọc thư đó rồi…

– cha này “vĩ cuồng” anh Ba ơi… ảnh “cho trường học, quê hương, Tổ quốc, ý thức hệ, văn chương, triết lý là quá chật đối với anh ta.”

– nó mô tả “thằng Hoang” chớ có phải nó thế đâu… chỗ này mầy nhầm giữa phát ngôn của nhân vật và tác giả rồi…

– ảnh dám đưa “ngôn từ tục tĩu” vào thơ, anh Ba đọc nè…

“… Hắn đã tặng cho hoa hậu lớp

Msa một bụng rồi bỏ đi mất

tăm dặn đợi anh em nhé, mười

năm chờ hết nổi nàng chửi gió

đợi nó cho mệt cái lồn vụt

cưới chồng Hamu Crok…”

– đọc rồi, đọc rồi… đó là con M’sa nó chửi “thằng Hoang”, mà chửi cũng đáng lắm, gặp mẹ anh mầy hử, bà còn đòi lôi đầu cái thằng đó về mà “dí” nữa…

– nhưng văn chương mà… chuyện này mới ác, anh ta “lợi dụng lòng yêu dân tộc Chăm, khao khát trả thù qua bài thơ mang đích danh “Trả thù”… khơi dậy lòng hận thù giữa các dân tộc…”

– bậy nào… mầy tưởng anh mầy không biết đọc thơ à? Nó nói trả thù là thiên nhiên trả thù con người, chớ có Cham hay Việt nào vào đây… không ưa mầy đổ hết tội lên nó.

– dạ không… coi hắn mới viết rành rành nè: “Thơ như là con c-ứng”

– giỏi, thằng này giỏi [vỗ đùi cái bộp]… đúng quá rồi, không nứng sao mà làm công tác truyền giống, chả hứng lấy đâu mà ra thơ…

– ớ… ớ… dạ anh Ba…

– dzô đã mới tin…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *