[Thương ca vô tận-27 – chuyện phò thịnh, phò suy]
Câu chuyện dài, đã kể ngay khi ấy, nay tóm làm bài học:
Năm 2006, một nhà thơ nữ danh giá ngoài Bắc vào Sài Gòn, rủ thêm một bạn nữa ghé nhà tôi ở quận 4. Chủ nhật, thợ nghỉ, Cty vắng. Đang chăm sóc Jaya tại bệnh viện, nhận phon của người nhà, tôi chạy về, tiếp. Được một đỗi, khách về, tôi quay lại bênh viện.
Tối, tôi nhận tin nhắn, rằng “hai ta không nên quan hệ nữa”, tôi hỏi “hà cớ?”
– Sara phò thịnh, chị phò suy…
Ô là là.
Nhà ấy đang trên tàu ra Bắc, nhắn tin qua lại cả tiếng, ấy mới thôi.
– Đâu là “sứ mệnh” của nhà văn, nếu không phải viết?
Nếu phò thịnh, tôi viết về Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng tào, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều… Họ vẫn có nhiều điều đáng để viết, vậy mà Sara đã không.
Tôi viết về ai nào?
Lý Đợi, Bùi Chát, Lê Anh Hoài, Trần Tuấn, Phạm Lưu Vũ, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Lê Hải… khi ấy còn là khuôm mặt lạ huơ lạ hoắc.
Rồi các cây bút dân tộc thiểu số, nhà văn nữ, tác giả vùng sâu vùng xa, tỉnh lẻ, và cả người viết hải ngoại mới có tác phẩm đầu tay: Nguyễn Hoàng Tranh, Phan Nhiên Hạo, Lữ…
Trào lưu ư? Đó là Tân hình thức, Hậu hiện đại hãy còn chập chững, tôi xiển dương, lao vào rất cuộc chiến bênh vực đến phải nhận về bát ngát đòn hiểm từ cánh chính thống.
Chị ngồi cà-phê, hay lai rai vỉa hè với cánh văn nghệ ngoài luồng, thế là “phò suy”. Sara “phò thịnh”, bởi đương kim phó Chủ tịch Hội đồng Văn học Dân tộc của Hội Nhà văn, he he…
Câu hỏi lặp lại: Đâu là “sứ mệnh” của nhà văn, nếu không phải viết? Hỏi chớ, chị có bài viết hay tác phẩm nào để minh chứng mình “phò suy” kia? Giới thiệu, xiển dương, bảo vệ?
– Không gì cả! Chẳng kêu là ảo, còn kêu bằng nỗi gì nhỉ?
– Hiểu rồi! [hết phim].