Một điệu múa cổ xưa còn truyền lưu đến tận hôm nay. Một điệu múa huyền ảo và vui vẻ, trần tục mà linh thánh. Múa lễ ở đời thực đã hay, nghệ sĩ Cham diễn trên VTV1 càng đẹp, không chê vào đâu được. Có mỗi ngôn từ làm sạn phim.
Dịch không phải không cần thiết, tội là ta dịch mà không cần đến văn hóa tra cứu? Hết Múa phồn thực, đến Múa Âm dương – là sao?
Vụ dịch thuật ngữ Cham Việt, tôi nhiều lần đề cập và đính chính, như Xakawi lịch Cham ta cứ lấy thuyết Âm dương Tàu ra mà diễn – rất trật, trong khi ta có hệ thống Minh triết riêng. Nhưng rồi chuyện cứ lặp lại.
Điệu múa này, Cham có chữ “tục” dân giã: ‘Klai Kluk‘, cạnh đó cũng có chữ sang trọng và hay: ‘LANG LAUP’ (mở/ úp, tháo ra/ xếp vào). Thao tác này dành cho nữ/ bà [chú ý: Cham mẫu hệ]. Còn nam/ ông là cái cây biểu trưng cho dương vật, Cham gọi là ‘Kayau Siam Likei’: Cây Đẹp Trai – sang trọng cực kì luôn.
Vậy ta cứ để nguyên thuật ngữ ấy, còn “âm dương” hay “phồn thực” cho vào ngoặc, là ổn.