Nghĩ-7-9-11

Nghĩ-07. THƠ TRẺ HÔM NAY CÓ GIỐNG NHAU?

Tại Hội nghị Văn Trẻ ở Đà Nẵng tháng 6-2022 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, thơ trẻ hôm nay giống nhau quá. Tôi nói: không.

Chỉ tính riêng khu vực Sài Gòn, nhà thơ cùng thế hệ…

Khác biệt hệ mĩ học, thơ đã khác: Lê Thiếu Nhơn khác Nguyễn Hữu Hồng Minh khác Lý Đợi;

cùng hệ mĩ học cũng khác: Bùi Chát khác Phan Bá Thọ khác Lê Vĩnh Tài.

Khác cả vực thẳm sáng tạo.

Nghĩ-9. ĐỘC GIẢ CŨNG CẦN PHẢI ĐƯỢC ĐÀO TẠO

Tại sao các “thế hệ” thơ Việt không chấp nhận nhau?

Cứ xem cụ thâm nho Huỳnh Thúc Kháng đối xử ra sao với nhà thơ Mới Lưu Trọng Lư, cũng đủ biết. Tố Hữu, Xuân Diệu cho với thơ tự do không vần của Nguyễn Đình Thi lủng cà lủng củng.

Trần Mạnh Hảo mỉa thơ Nguyễn Quang Thiều là “thơ dịch, toàn một thứ Tây giả cầy”. Làm như ta đã biết thơ Tây thế nào rồi!

Nhiều nhà thơ Việt hôm nay coi chữ nghĩa của Mở Miệng không phải là thơ, chớ đừng nói hay hay dở.

Tại sao?

Trả lời câu hỏi này sẽ khai mở nhiều vấn đề của văn chương. Còn không, ta mãi chống, không hiểu hay không thích là chống.

Thời đại khác, thơ khác, thẩm mĩ nghệ thuật đã đa nguyên, thôi còn thuần nhất như xưa. Mỗi dòng thơ đều có độc giả của nó. Chúng có mặt là cần thiết, để phụng sự cho bộ phận độc giả của mình.

Chưa hay không hiểu, hậu hiện đại đề nghị tôn trọng sự khác biệt. Nếu không thích, hãy đấu tranh mang tính mĩ học. Thời Tiền chiến, bút chiến thơ Mới và Cũ, Văn học vị nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra lành mạnh. Các cụ xưa làm được, tại sao ta hôm nay thì không?

(tạp chí Thơ, số 1, 2006)

Nghĩ-11. SỢ… THƠ

“Nhà thơ học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ”.

(tạp chí Tia sáng, 20-5-2006)

“Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam vừa đi vừa ngủ; mươi năm qua, nó vừa ngủ vừa đi”.

(Talawas.org, 12-4-2006)

“Thơ Việt đang khủng hoảng, một khủng hoảng cần được xem như một tín hiệu tốt lành” (Hội thảo 20 năm Mỹ thuật đổi mới 1986-2006, Hà Nội, 4-2007)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *