“Nhà văn Việt Nam chưa bao giờ giỏi lập ngôn cả… Còn phê bình, đa phần thiếu tư tưởng, nên mãi ăn theo sáng tác”.
(báo Lao động, 11-8-2007)
“Một hiện tượng văn chương bất kì, không thể bị giập tắt bởi khước bác hời hợt hay phủ nhận thô bạo; nó chỉ bị vượt qua, khi các cạnh khía vi tế nhất của nó được phơi mở”.
(Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo-2006).
Nghĩ-4. SẼ KHÔNG CÓ CUỘC CÁCH MẠNG THƠ TRONG TƯƠNG LAI GẦN
Một cuộc cách mạng văn chương cần hội đủ 4 yếu tố.
Trước hết, họ là người viết cùng thời, cùng quan điểm sáng tạo có khả năng dựng nên một trường thơ;
thứ hai: chính họ phải lập ngôn cho hệ mĩ học sáng tạo của nhóm, của phong trào mình;
thứ ba là nhóm thơ ấy có được diễn đàn độc lập;
cuối cùng: cần có một lớp độc giả được chuẩn bị tinh thần và tri thức để sẵn sàng đón nhận tác phẩm của họ.
Xét cả 4 yếu tố, nền thi ca Việt Nam hôm nay đang thiếu, thiếu lớn!
(Hội thảo thơ, TPHCM, 7-2006)
Nghĩ-6. CHƯA ĐỦ CÔ ĐƠN CHO SÁNG TẠO
Nhà văn Việt Nam “chưa đủ cô đơn cho sáng tạo”.
Cô đơn khỏi hội đoàn, bè nhóm, cô đơn trước tờ giấy hay màn hình trắng, cả cô đơn sau khi tác phẩm đã ra đời. Chỉ khi đi xuống ba tầng cô đơn kia, nhà văn mới nói đến sáng tạo.
Cô đơn là tự do là sáng tạo.
(tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004)