Tại sao phải nhìn toàn cảnh?
Nhìn toàn cảnh, ta tránh bất công với một tài năng; tránh cho độc giả thiệt thòi không tiếp cận được tác phẩm hay, và nhất là thiệt hại với một nền văn học.
+
Thói tật không biết mà nói, không hiểu mà phán, tôi đã vài lần luận qua, miễn lặp lại. Để cắt đuôi nỗi ấy, đặt vấn đề nhìn toàn cảnh một sự thể nào đó, là điều cần thiết. Đâu là toàn cảnh thơ Việt đương đại? Chú ý, thơ Việt chứ không phải thơ Việt Nam.
Thử kê 3 DÒNG lớn: Thơ truyền thống, Thơ cách tân các loại và Thơ phiêu lưu khai phá. Riêng dòng thứ ba, có: Thơ hậu hiện đại, Thơ Tân hình thức, Thơ nữ quyền, Thơ trẻ Cham, Thơ trình diễn, Thơ phản tỉnh và phản kháng.
Nữa, thơ Việt không chỉ là thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, mà có mặt ở nhiều KHU VỰC. Xa, không thể thiếu thơ miền Nam trước 1975, rồi thơ Việt hải ngoại, thơ người Dân tộc thiểu số, thơ của các cây bút ở tỉnh lẻ, nhà thơ chưa hay không là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, thi phẩm in ngoài luồng, và thơ trên mạng.
Chỉ khi nào bao quát hết dòng và khu vực ấy, ta mới có cái nhìn toàn cảnh, từ đó khả dĩ đưa ra nhận định công bằng và đúng mực. Còn thì ta mơ mơ hồ hồ, tùy hứng với tùy tiện mặc cho cảm tính với cảm tình chi phối.
6 DÒNG THƠ KHAI PHÁ [ôn tập]
1. Phong trào thơ nữ quyền
Cần xác minh rõ: thơ nữ quyền không chỉ ở người nữ làm thơ, mà là [và nhất là] thơ được sáng tác trong tinh thần nữ quyền. Nữ quyền từ cảm thức cho đến cách sử dụng ngôn từ.
– Khởi động: Dư Thị Hoàn ở miền Bắc, và Thảo Phương ở Sài Gòn.
– Nỗ lực bất thành với Lê Thị Thanh Tâm và chấp nhận tòng thuộc đàn ông của Vi Thùy Linh
– Phá vỡ giới chấp: Nguyễn Thị Hoàng Bắc với “Ngọn cỏ”, để cho giới như là thế: thơ khách quan, thơ suy tưởng, thơ thời sự, thơ suy niệm về thơ, như Phan Quỳnh Trâm.
– Từ lối dụng ngôn: mi, nàng, tôi, tui… “một nhà phê bình, anh phải” đến cách xuất hiện của Đoàn Minh Châu, Lưu Mêlan.
2. Trào lưu thơ trẻ Cham
– Từ thơ cách tân của Tuệ Nguyên đến hậu hiện đại của Trần Wũ Khang, và Kiều Maily thơ nữ quyền.
– Thơ khác, cách xuất hiện khác… thơ DTTS miền Bắc.
Đây là thế hệ [nhóm] thơ đồng hương, xuất hiện cùng thời (từ năm 2005-2012) thường sinh hoạt chung, có xu hướng làm mới thơ Việt bằng tinh thần và tâm cảm Cham, có diễn đàn là đặc san Tagalau, có tác phẩm in chung: Văn học Chăm hiện đại, thơ (2009), thì việc dành một dòng chảy riêng cho họ, không phải không chính đáng.
Riêng Inrasara trước đó, phá hủy và sáng tạo bằng dịch từ tiếng Cham đưa vào thơ Việt, tạo từ mới hay sự vật, khái niệm mới.
3. Thơ Tân hình thức
Trào lưu thơ cách tân các loại đẩy thơ xa khỏi cộng đồng văn học, là cơ hội tốt cho trào lưu thơ mới. Tân hình thức dường tìm thấy đất dụng võ. 4 cột trụ của thơ tân hình thức, là: tính truyện, ngôn ngữ đời thường, vắt dòng và vần – lặp lại.
Hạn chế lớn nhất của thơ tân hình thức Việt chính là thiếu cảm thức thời cuộc hôm nay.
4. Thơ hậu hiện đại
Phi tâm hóa là tinh thần [và hành động] căn cốt của hậu hiện đại.
– Phi tâm hóa đề tài: Vũ Thành Sơn
– Phi tâm hóa sự thật với hư cấu: Phan Bá Thọ
– Phi tâm hóa thể loại: Đinh Linh, nhất là ở Lê Vĩnh Tài
– Phi tâm hóa ngôn từ: lối viết “ngọng” của Bùi Chát
– Phi tâm hóa ngôn từ và các nguyên liệu khác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, bàn cờ tướng, đoạn phim, nét vẽ, khúc nhạc…
– Sáng tạo cũng là tái tạo: Đinh Linh và Lý Đợi
– Phi tâm hóa phụ âm và vần: Thơ phụ âm của Đặng Thân
+ Tinh thần cốt tủy của hậu hiện đại: Bất tín nhận thức, giọng thơ giễu cợt.
5. Thơ thị giác (visual poetry) trong đó thơ trình diễn (poetry performance) là một nhánh nổi bật.
Thơ thị giác kết hợp thơ với ảnh chụp, với hình vẽ, video…
– Nguyễn Hoàng Nam & thơ Cụ thể của Lê Văn Tài, cách chú thích hình ảnh của Lê Vĩnh Tài…
– Thơ trình diễn. So sánh VILI của Vi Thùy Linh, Dương Tường tại Văn Miếu và CUT của Lê Anh Hoài ở Sài Gòn.
6. Dòng thơ phản tỉnh và phản kháng [khác với thơ chống cộng]
Từ Nguyễn Quốc Chánh (1990) đến phong trào thơ trước/ về sự kiện Hoàng Sa-TS 2007 và sau đó. Lê Vĩnh Tài: “Khi nào bà muốn, xin hãy đến…”, Inrasara: “Ở nơi ấy hảo hảo hảo”.