[với Cham]
Sau đại khủng hoảng, các thế hệ Cham đã hành động đúng điệu đáp ứng đòi hỏi thực tiễn cuộc sống, để TỒN TẠI. Tồn tại thế nào?
Năm ngoái, trao đổi về tôn giáo Bà-ni, anh chị em đặt ra câu hỏi với tôi: “Tại sao Tôn giáo ‘Ahiêr Awal’ là duy nhất cần cho Cham?” Tôi nói:
Cham mất nước, vài thế kỉ thiếu tổ chức mang tính “chính quyền”, cộng đồng cần nền tảng tư tưởng và tâm linh chắc như đá tảng để tồn tại. Bên cạnh kí ức Lịch sử thành văn và truyền miệng cùng Tiếng nói, là Tôn giáo ‘Ahiêr Awal’ mới giữ được cho Cham tồn tại NHƯ LÀ Cham.
Ba chân kiềng…
[1] Sau khi ổn định đời sống, Cham đã biết phục dựng lịch sử dân tộc: Từ lịch sử thành văn qua bản chép tay của các cụ đến nghiên cứu khoa học, ở đó nỗ lực của anh em Dohamide – Dorohiêm và Po Dharma là rất đáng nế; riêng chuyện kể, tôi nhận lãnh nhiệm vụ này: Làm một Cham Story-teller kể chuyện Oral history xuyên thế hệ.
Với tư cách nhà văn, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ… xuất sắc!
[2] Tiếng nói thì sao? Ngay từ tuổi 15, tôi đã dạỵ Akhar thrah cho Cham, qua đó gợi hứng cho sinh linh Cham nói tiếng mẹ đẻ [mà không phải pha độn tiếng Việt]. Còn các “công trình nghiên cứu” như Từ vựng học tiếng Cham, Tự học tiếng Cham, Từ điển song ngữ Cham Việt các loại hay sau này Tiếng Cham của bạn… cần được nhìn nhận như cánh tay chỉ mặt trăng.
Thấy mặt trăng [tiếng nói] rồi, hãy quên cánh tay [tác phẩm] kia đi. Chứ ngồi đó mà ưỡn ngực với nghiên cứu của mình, tội hết biết!
[3] Thế Tôn giáo?
Tôn giáo ‘Ahiêr Awal’ là sáng tạo độc đáo của đức vua Pô Rômê, một tôn giáo có khả năng hóa giải hai hệ tôn giáo-tư tưởng không đội trời chung: Ấn Độ giáo và Islam, trở thành một thứ tôn giáo hòa bình đầy tính nhân văn.
Tuy nhiên, bởi là tôn giáo với đức tin mềm, thiếu tổ chức, do đó nó dễ bị tổn thương, bị xâm nhập và phân hóa.
Mươi năm qua, qua hành trình “Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal”, tôi đã và đang gánh vác phận sự ấy.