“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”
University of Foreign Studies, Kobe City – Japan
Về hiện đại hóa và sự tác hại của nó đến cộng đồng Cham và những người bản địa khác ở châu Á – Thái Bình Dương [Many of your poems are critical of modernization and seem to suggest it has been detrimental to the Cham people and other indigenous people in Asia and the Pacific region. Is this a major feature of your work?]
Inrasara: Hiện đại hóa không có gì xấu cả. Tiến bộ là điều không thể khác, và không thể tránh. Còn hiện đại hóa làm biến mất một nền văn minh, tiêu diệt một sắc dân hay hủy hoại trái đất, mới là vấn đề.
Sau tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư in năm 2002, chủ đề thơ tôi mở rộng ra không gian ngoài Việt Nam, tôi chú ý hơn đến những thân phận bên lề chịu nhiều thiệt thòi. Từ vụ nữ thi sĩ trẻ Apghanistan bị bức hại đến chết, qua thế hệ bị đánh cắp “The stolen generations” thuộc nhóm thổ dân Australia, đến nền tự do ở Myanmar bị chết yểu. Rồi sự kiện Tây Tạng, Iraq, vân vân. Ở Việt Nam là HS-Trường Sa, Formosa, Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận…
Riêng về Dự án Nhà máy Điện hạt nhân ở quê nhà, ngày 25-11-2009, với 382 đại biểu bỏ phiếu tán thành (tỷ lệ 77,48%), Quốc hội Việt Nam quyết định chủ trương đầu tư Dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận, cộng đồng chúng tôi im ắng. Mãi khi nhìn cảnh tang thương thảm họa Fukushima, Cham mới tỉnh thức.
Làm gì? – Không ai biết phải làm gì cả. Ngay Đại biểu Cham ở Quốc hội là Đàng Thị Mỹ Hương trả lời phỏng vấn Vnexpres ngày 26-3-2011 cũng thú nhận: “thực lòng, tôi chưa nắm bắt được thông tin cụ thể về Dự án này”.
Tôi bắt đầu nghiên cứu Điện hạt nhân và thu gom ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước về Điện hạt nhân. Rồi mở hai cuộc thảo luận trên website Inrasara.com: “Người Cham hiểu gì về Điện hạt nhân?”, “Trí thức Cham nghĩ gì về Điện hạt nhân?”
Tạo diễn đàn, viết tiểu luận, trả lời phỏng vấn cho báo chí trong lẫn ngoài nước, và cả sáng tác thơ, tiểu thuyết…
I understand that you had a chance to go to Fukushima after March 11, 2011. Would you mind sharing with us your thoughts after your visit there?
[Cảm tưởng của Sara về chuyến đi Fukushima]
Inrasara: Tôi nhiều lần xem phim tư liệu về Tchernobyl, xem video clip về Fukushima, và đọc vô số bài báo về hai thảm họa hạt nhân này. Hiểu, đau, và thương. Tuy thế phải chạm mặt với thực tế, tôi mới thấy và hiểu hết bao nỗi. Mảnh đất thực và hơi thở cuộc sống thực, thân phận con người thực và cảm xúc thực. Tôi bàng hoàng đến không thể nói hết cảm nhận của mình.
Đó đích thực là vùng đất chết.
Tháp hoang và những ngôi nhà hoang, khách sạn hoang và nhà hàng hoang, nhà trẻ hoang bên sân trường trung học vắng hoang, chuồng bò hoang và ruộng lúa bỏ hoang đang biến thành rừng hoang. Cả Trung tâm Namie cũng thành một mảnh đất bỏ hoang.
Ngôi trường còn nguyên cảnh sinh hoạt hoang vắng, như thể học sinh đang kì nghỉ hè, những mùa hè không bao giờ trở lại nữa. Mái nhà nông dân còn tinh tươm đồ đạc, nhưng đã mất hết sinh khí của cuộc sống con người. Câu thơ viết nguệch ngoạc, chiếc đồng hồ đứng xám màu rêu phong, đồ chơi trẻ em lăn lóc trên sàn nhà, Bảo tàng TEPCO gắng gượng với nỗi an toàn hạt nhân bằng thứ ảo tưởng vô vọng, vân vân.
TUỔI HỌC TRÒ BỊ ÁM SÁT
Người chạy nạn đến và đi
chiếc xe trắng bỏ lại
dưới bầu trời xám
Chồng sách, tập vở, tấm bảng, phòng học chỏng chơ
lũ học trò bỏ đi
không biết bao giờ trở lại
nụ cười không một lần tìm thấy lại
Ngôi trường và sân trường hoang
kỉ niệm mưng mủ làm hoang nơi trái tim tuổi trẻ
chiếc đồng hồ chết đứng
với kim giờ và kim phút
làm hoang
Tuổi học trò bị ám sát
bởi túi tham loài quạ đen
đen hơn con tim nhiễm xạ trắng tính người
Tuổi học trò bị cắt rời khỏi bàn ghế
bàn tay thơm bị cắt rời khỏi màu mực ngoan
tiếng cười thơ ngây bị cắt rời khỏi cặp môi hồng
hồng từng trang lưu bút
nằm câm lặng dưới hộc bàn xám đang làm hoang.
Dù gì đi nữa, giữa vùng đất chết ấy, vẫn còn hơi thở cuộc sống. Nói như Hemingway: Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không bao giờ chịu khuất phục (A man can be destroyed but not defeated). Ở lại với vùng đất chết là anh nông dân Baba – người dẫn đoàn chúng tôi, là vị tu sĩ, là nhà thơ già, là ông bác sĩ tình nguyện đến sống chung với cư dân quyết trụ lại vùng nhiễm xạ. Chính những sinh linh gan lì kia phả hơi thở mới vào vùng đất này.
ĐỐI THOẠI KOBE-03
“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”
University of Foreign Studies, Kobe City – Japan
What kind of audience did you have in your mind when you wrote these poems?
[về các đối tượng độc giả bài thơ hướng tới]
Inrasara: Một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa không dành riêng cho ai, mà cho tất cả mọi người. Dẫu sao đây là trường hợp đặc biệt, thế nên bài thơ cũng hướng đến vài đối tượng đặc biệt. Tạm kê ba đối tượng độc giả:
Đó là các chính phủ, để họ hiểu và bớt ích kỉ và tham lam đi. Là thế giới bên ngoài, những con người và tổ chức quan tâm đến môi trường, rằng trái đất rất mong manh, dễ vỡ hơn rất nhiều chúng ta tưởng. Nhất là viết cho các cư dân bản địa. Họ có thể là người Cham, là người Nhật, là dân Ukraina, hay thổ dân châu Úc để họ nhận thức được mối nguy, trước mắt và lâu dài – với họ và với thế giới. Khích lệ và hối thúc họ nói lên tiếng nói hòa bình nhưng quyết liệt của mình.
What kind of reaction do you usually get about your poems in your country or abroad?
[phản hồi của độc giải trong và ngoài nước về bài thơ]
Inrasara: Hai cuộc thảo luận dài ngày về Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận trên website Inrasara.com thu hút lượng lớn độc giả, mỗi năm gần hai triệu lượt người vào đọc và bình luận. Ở đó có tiểu luận, có bài cảm tưởng ngắn, có tiểu thuyết, có thơ….
Bài thơ “Orchid Island Taiwan” tam ngữ: Cham – Việt và Anh đăng ở vài trang mạng, riêng bản tiếng Anh đăng ở tạp chí chuyên thơ Platform của Ấn Độ được đánh giá rất cao.
Cả hai bài “Tcherfunith” và “Orchid Island Taiwan” được báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam in lại ở số Tết vừa qua được cộng đồng mạng cho là bài thơ làm thức tính lương tâm con người trước thảm họa hạt nhân.
Tiểu thuyết Tcherfuthith, bốn nhà xuất bản muốn in nhưng không xin được giấy phép xuất bản. Chưa ra đời mà tiểu thuyết đã thu hút cánh báo chí đáng kể:
Ngày 4-6-2012, báo Thể thao & Văn hóa đưa tin bài: “Inrasara vừa hoàn thành tiểu thuyết ‘hạt nhân’”. Ngày 11- 6-2012: Tôi trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp thị: “Nhà thơ Inrasara bị điện hạt nhân làm “chấn động” tác phẩm”. Ngày 5-10-2013: Tôi trả lời phỏng vấn RFA.org: “Tcherfunith, một tác phẩm xã hội mang tính hiện thực”, đăng lại ở Diễn đàn Xã hội Dân sự, 6-10-2013.
Nghĩa là dù chưa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khá nổi tiếng!