ĐỐI THOẠI KOBE-04, 05, 06

“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”

University of Foreign Studies, Kobe City – Japan

What are you working on right now? Do you have any new projects that you can share with us?

[công việc hôm nay và dự án ngày mai]

Inrasara: Dù tôi mang chức danh Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng tôi là người viết tự do. Tôi đi vào thế giới chữ nghĩa khá muộn. Năm 40 tuổi tôi mới in tập thơ đầu tay và công trình nghiên cứu đầu tiên. Tôi hoạt động ở cả bốn lĩnh vực; Sáng tác, Phê bình, Nghiên cứu và Hoạt động xã hội. 25 năm qua, đến hôm nay vẫn thế.

Về nghiên cứu, tôi đang san định Kinh sách Tôn giáo Cham, một tôn giáo đẫm bản sắc dân tộc, nhân văn và hòa bình. Đây là việc khó khăn và tốn nhiều công sức.

Về phê bình, tôi làm việc và đấu tranh cho các dòng văn học ngoại vi [The peripheral literature, gồm văn học Việt Nam trước 1975, văn học người Việt hải ngoại, văn học Cham, các cây bút tỉnh lẻ, văn học dân tộc thiểu số, sáng tác ngoài luồng…] có mặt công bằng trong dòng chính.

Riêng sáng tác, tôi vẫn viết đều đặn.

Năm 2019, tôi hoàn thành bản thảo tập thơ: Và sống sót, và kêu từ cõi chết lạ, viết về thời sự Việt Nam và khu vực [trong đó có 3 bài thơ về Điện hạt nhân].

Năm 2020, bản thảo tùy bút: Đứa con của Đất [có bài “Người Cham và Điện hạt nhân”, “Đối thoại Fukushima”]

Năm 2021, là trường ca: Đánh thức lãng quên, viết về đại dịch Covid-19.

Riêng hoạt động xã hội, tôi đang thúc đẩy và hỗ trợ vài chương trình cộng đồng.

How can I purchase your books translated into English? (for example, The Purification Festival in April)

[tìm mua tập thơ bản tiếng Anh của Inrasara]

Inrasara: Tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư in năm 2002 nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2005, tin tập thơ đoạt giải thưởng Văn học Đông Nam Á, tôi cho in song ngữ Việt Anh The Purification Festival in April phát hành ở Thái Lan. Rồi lúc chuẩn bị qua Ấn Độ thuyết trình, tôi in lại bản song ngữ lần thứ ba vào năm 2015.

Ở Việt Nam thơ khó bán, với Lễ Tẩy trần tháng Tư tình hình phát hành như vậy là khả quan. Bản song ngữ The Purification Festival in April hiện có bán ở các hiệu sách Việt Nam, và một số được bạn tôi mang qua phát hành ở Mỹ. Hiện nay trong nhà tôi vẫn còn giữ khoảng 200 bản.

ĐỐI THOẠI KOBE-05

“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”

University of Foreign Studies, Kobe City – Japan

[1] Tchernobyl, [2] Fukushima, and [3] Ninh Thuan-1 seem like they were written at the same time and designed to be read together. Are they three parts of the same poem? When did you write each piece

[Chùm thơ Tcherfunith được thiết kế thế nào?]

Inrasara: Tôi ít khi làm các bài thơ lẻ rồi tập hợp lại in thành tập, gọi là tập thơ. Trước hết, tôi có một ý tưởng, sau đó mở rộng tìm tứ, chất liệu [ngôn từ, thi ảnh, nhịp điệu]. Khi có thời gian rảnh đủ dùng, tôi ngồi xuống viết một hơi, thành ra bài thơ dài, một chùm nhiều bài thơ ngắn, hay cả tập thơ.

Lối làm đó tạo nhịp điệu thống nhất cho tập thơ, tôi gọi là hơi thơ-hơi thở của thơ.

Chùm thơ 3 bài ngắn: “Tchernobyl, [2] Fukushima, và [3] Ninh Thuan-1” cũng vậy, tôi ngồi xuống viết một hơi trong 10 phút.

In [1] Tchernobyl, you use the words “possibly” and “perhaps” in relation to lost or forgotten recall, family, and verses. I find your use of the ambiguous language interesting. Why did you add ambiguity to the poem?  

[Cách sử dụng ngôn ngữ mơ hồ như “có thể” và “có lẽ” rất thú vị, tại sao?]

Inrasara: Từ “có thể”, “có lẽ” xuất hiện nhiều lần trong thơ tôi. Ở chế độ độc đảng như Việt Nam, báo chí bị kiểm duyệt rất gắt, thông tin một chiều, đồng bộ. Tuyệt đối không có lối thông tin hay bình luận ngược, khác, đa chiều. Ngay khi thông tin được đính chính, nó cũng một chiều. Chúng tạo nên sự hồ nghi ở diện rộng.

Do khao khát sự thật, quần chúng tìm đến các nguồn thông tin khác, từ trên trang nhóm hay cá nhân. Loại này lại càng mơ hồ, bởi ở đó không có cơ quan uy tín nào chứng thực! Tâm trạng con người tràn lo âu, xao xuyến. Thơ nói lên tâm trạng ấy.

[2] Fukushima is a powerful poem, which seems to contain contradictory suggestions intentionally. On one level, the poem suggests that humans and human engineering (cars, homes, mansions) are insignificant in comparison to nature (mother earth). On another level, it seems to suggest that humans have the capacity to anger “mother earth.” Can you talk a little about what you were imagining when you wrote the poem

Bài [2] Fukushima là một bài thơ mạnh mẽ, dường như chứa đựng những gợi ý trái ngược một cách có chủ ý…]

Inrasara: Do tâm ích kỉ và tham lam – ở cấp độ cá nhân, cộng đồng hay quốc gia – con người khai thác cạn kiệt thiên nhiên. Thiên nhiên giận dữ quay lại trả thù con người. Tháng 8-2021 viết trường ca về Covid-19: Đánh thức lãng quên, tôi có một bài mang tên “Trả thù” nói lên ý niệm đó – nhằm cảnh tỉnh mọi người.

Một khi thiên nhiên trả thù thì mọi nỗ lực của con người làm nên thành tựu như thành phố, xe cộ, đường sá, vân vân trở thành nhỏ bé tội nghiệp trước Bà mẹ Thiên nhiên. Chúng bị cuốn phăng như đồ chơi của trẻ con hư hỏng.

Bài thơ còn muốn con người tự thức (self-consciousness) về ảo tưởng về trí tuệ của mình, tự thức về sự mong manh của nền văn minh do họ dựng lên.

The use of anaphora (i.e., repetition of “Số phận một”) in the first three lines of [3] Ninh Thuan-1 differentiates it from [1] Tchernobyl and [2] Fukushima. If these are three parts of the same poem, why did you choose such a different structure in the last part? Is anaphora/repetition at the beginning of lines a common literary device in Cham or Vietnamese poetry?

[Bài [3] Ninh Thuận-1 về phép ngắt câu / lặp ở đầu dòng]

Inrasara: Ở buổi nói chuyện tại Đại học Okinawa, một thính giả hỏi thế nào là một trí thức, tôi trả lời:

‘Nếu bạn chuyên làm thơ, bạn chỉ là một nhà thơ, không là trí thức. Nếu bạn nghiên cứu, bạn chỉ là chuyên gia, mà không là trí thức. Trí thức là kẻ lên tiếng cho cộng đồng về vấn đề ngoài chuyên môn của mình, tiếng nói ấy được cộng đồng tín nhiệm và hỗ trợ.’

Ông Sakurai Kunitoshi, nguyên Hiệu trưởng Đại học Okinawa cho “Đó là một sự khích lệ nóng bỏng đối với chúng tôi. Nó như là một thông điệp.”

Nhà thơ và là một trí thức, tôi lên tiếng qua thơ. Xin đọc lại bài thơ:

“Số phận một dân tộc

số phận một nền văn minh

số phận một vùng đất

sắp bị lôi vào cuộc chơi

ngu ngốc”.

Một dân tộc, một nền văn hóa, một vùng đất là chủ đề lặp đi lặp trong sáng tác của tôi. Khi nó bị tàn phá, bị hiếp đáp, nhà thơ phải lên tiếng. Tiếng nói giản đơn, mạnh mẽ và dứt khoát vượt qua mọi thủ pháp nghệ thuật.

Tự thức và làm cho xung quanh thức tỉnh, đó chính là sự cấp thiết của thơ.

ĐỐI THOẠI KOBE-06. VỀ BÀI THƠ “PORTRAIT OF A LADY”

“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”

University of Foreign Studies, Kobe City – Japan

Sau đại biến cố Minh Mạng năm 1835, toàn bộ cư dân Cham chạy lên vùng rừng núi lánh nạn, mãi khi vua Thiệu Trị xuống chiếu kêu về năm 1842, dân số Cham Ninh Thuận còn vỏn vẹn 5.000 người. Hãy tưởng tượng một vương quốc Champa hùng mạnh một thời, nay chỉ còn chừng ấy mạng.

Đến năm 2010, Cham Ninh Thuận lên 72.000 người. Tưởng an lành, ai dè đột ngột Chính phủ Việt Nam có Dự án xây hai nhà máy Điện hạt nhân ở hai đầu tỉnh.

Đây là vùng đất người Cham có mặt từ hai ngàn năm trước, nơi nửa dân số Cham ở Việt Nam sinh sống, có cả trăm điểm tôn giáo tín ngưỡng đang được thờ phụng, sẽ chịu tác hại nặng nề nếu xảy ra sự cố hạt nhân.

Người Cham đã “rên lên” (chữ dùng của Trà Vigia). Nơi ấy tiếng rên của phụ nữ trầm, nhưng nặng nhất. Theo chế độ gia đình mẫu hệ, Cham sở hữu “truyền thống ba không”, nữ Không đĩ điếm, nam Không mù chữ, cả hai Không ăn xin.

Sau chiến tranh, đất nước thống nhất, chính sách cải cách khiến không gian văn hóa nông thôn bị phá vỡ, đời sống Cham đổi khác, trong đó có thân phận người nữ.

Bài thơ thể hiện quá trình: Chịu đựng, dấn tới, té ngã, vươn vượt và hi vọng của bộ phận cộng đồng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *