Thời thế đảo điên, bọn cơ hội ăn trên ngồi tróc:
Arok crah canar di ngok xabaan: “Chú cóc ngồi xếp bằng trên bàn cao”
Đại biểu cho cả cộng đồng mà kiến thức chỉ là mớ cóp nhặt:
Hajaan lek tha boh dwa boh
Buh di kadoh wak ngok linha
(Mưa rớt giọt một giọt hai/ Nhặt bỏ vào bầu treo lên gióng)
Biết mình kém cỏi, và từ mặc cảm, chúng ưa nói đến văn hóa dân tộc. Thế nhưng khi cần thiết, họ lại là kẻ đầu tiên bán đứng lương tâm mình:
Dôm laic mưkrư siam bbiak
Bbôh mưh pariak ba gaup pahlaap
(Bảo rằng ta đây ngon lành/ Thấy vàng bạc đổ xô nhau cầu cạnh)
Và rao bán luôn cái tinh túy nhất trong kho tàng trân bảo của nền văn hóa dân tộc:
Krung adat mưng muuk kei
Kôic nao ppablei laic ô xanag
(Đạo lí cha ông ngàn xưa/ Hốt đi bán bảo là không thiêng nữa)
Đã hết thiêng, khi tồn tại của văn hóa ấy mang nguy cơ đánh đổ cái ghế họ ngồi.
Bilok li-u iku bamông
Njrung gaup tappông laic ilimô
(Sọ dừa – cái đuôi chót của quày/ Xúm lại nâng niu, bảo rằng văn hóa)
Nâng níu “sọ dừa”, dựa hơi vào “sọ dừa” để đè đầu kẻ thấp cổ bé họng cùng máu mủ. Pauh Catwai cảnh cáo họ:
Đơ xwan limưưn jơh khang
Liphôi mai nhu dang libuh di thoh
(Mạnh thì có gì bằng voi/ Khi mệt lả nó cũng gục ngã như không)
“Sức voi” thì thực chất, chớ quyền lực của đám người dựa hơi này thì không!
(trích Văn học Cham khái luận-1994)
Hiểu vậy, kẻ đắc đạo Cham, làm gì?