Lão Tử: “Bởi ta không tranh với thế gian, nên thế gian không ai tranh [nổi] với ta”
1. Viết rằng: “bộ ba ấy, tôi cho Đảo có tố chất thông minh ngôn ngữ số 1”, vài bạn kêu tôi giả vờ khiêm tốn. Không phải! Tôi nói trước mặt Đảo, lâu lắm, và tôi tin điều đó.
Cũng như vài lần tôi nói và viết: Về văn chương, bộ tam Cham: Trà Vigia số 1, sau đó là Trầm Ngọc Lan, Inrasara ở hàng 3. Là nói thật chớ không giả. Vấn đề là, SAU ĐÓ bạn làm gì với chữ nghĩa. Cụ thể hơn: bạn học và thể hiện ra sao, cách trình làng thế nào, nóng vội nổi tiếng hay trì trì ngô hành dã?
Phần tôi, khiêm tốn học, và giú mình trong bóng tối vô danh, đợi mùa chín tới.
Thơ, dù ít nhiều đã tiếng, tôi vẫn tiếp tục học. Học đàn anh: Tô Thùy Yên, Hoàng Hưng, học người cùng trang lứa: Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Quang Thiều, học cả từ đàn em: Phan Bá Thọ, Lê Vĩnh Tài. Và ai cấm tôi… lớn!
Anh bạn nhỏ con TLT của tôi ngược lại. Hồi ở BBS, thấy yut đọc một cuốn sách với cây bút gạch gạch và đánh dấu tùm lum, tôi mới tò mò nhìn. Thì ra anh tìm lỗi của tác giả! Mèng, đọc là để học, còn sai là việc của thiên hạ, hà cớ lại tốn công sức. Tánh đó anh không chừa, cho đến tận thời facebook.
2. Không tranh với thế gian.
4 năm BBS, tôi làm được nhiều việc, vậy mà năm ngoái có chuyện tìm một tờ giấy chứng minh tôi có làm việc tại đó, không miếng nào! Giấy khen: không, lao động tiên tiến: không… Bởi mỗi tổng kết cuối năm, tôi luôn nhường. Lẽ nào cả Ban 13 biên chế không có lấy mống nào làm việc dở?
Tôi nhìn xa và THAM LỚN hơn, từ văn chương: chậm xuất hiện, đến xã hội: “Chiến trường Akhar thrah” tôi không dự cuộc, là một. Hãy đợi đấy!
Không cần tố cáo lên UNESCO, không phải tranh luận ồn ào, không hô tao giỏi hơn mầy, mà – trên cơ sở dữ liệu các giai đoạn [2], [3] và [4], tôi dự định ba anh em bình tĩnh ngồi lại, xét từng em BBS cụ thể, làm một bản tưởng trình đầy đủ, gửi đến Cham quan tâm lấy ý kiến, cuối cùng xem xét và đúc kết lại trình lên trên.
Đảo hẹn sau hưu, và đợi Cẩn về. Nhưng rồi Ông Trời chơi khăm tôi, vội cắp yut “về” khi công cuộc chưa khởi động.
3. Làm gì, và bao giờ?
Bà Trời sinh tôi thân xác Cham nhưng tinh thần Tây thêm món đắc đạo ‘Ahiêr Awal’ sớm, thế nên tôi cư trú ở đường biên, và từ đường biên đó – tôi nhìn rõ vấn đề.
PHIÊN ÂM chẳng hạn, tôi thích nhất của Nguyễn Bạt Tụy ở Từ điển Moussay, sau đó là của ông bà Blood chị Mận đang dùng. Tiếc là cả hai mắc kẹt ở kĩ thuật bàn phím hiện đại, thành bất tiện.
Do đó tôi mới bày ra cách trong 4.650 Từ Việt – Chăm thông dụng, gọn và đẹp. Tội cái, dấu ngang trên chữ dẫu “truyền thống” Sanskrit, lại gây bất tiện tiếp. Thế là tôi quay lại xài lối phiên âm của yut Quang Cẩn: hơi xấu gái nhưng tiện dụng.
Sự thể chứng tỏ tôi không phải dân bảo thủ, cả cái của mình để tìm món tiện nhất cho bà con xài.
CHUYỂN TỰ, hiện nay có 2 cách: [1] của nhóm Cham ở Malaysia và [2] Từ điển Chăm – Việt của Đại học có chỉnh sửa mà tôi đang dùng. Tại sao tôi dùng lối [2]? Bởi sinh linh Cham sống ở Việt Nam rành tiếng Việt là tiếng phổ thông.
Nếu kêu phương thức [2] “nô lệ” tiếng Việt thì lối [1] “nô lệ” Pháp. Ví dụ:
‘Kate/ Katé’ (‘é’ đọc ‘ê’ chính là tiếng Pháp); ‘Ramưwan/ Ramâwan’ (‘â’ đọc ‘ư’ cũng là của Tây); ‘pơr/ per’: bay (‘e’ đọc ‘ơ’ cũng Pháp luôn). Vân vân.
Hà cớ phải sợ “nô lệ”?
4. Chỉ là một gợi ý
Loạt bài viết này chỉ muốn nêu sự thể, phân tích mang tính gợi ý. Nó không ảnh hưởng gì đến việc dạy tiếng/ chữ Cham trong nhà trường hôm nay. Quý thầy cô cứ an tâm mà làm việc. Không khéo kêu thầy Sara lâu nay ủng hộ BBS, nay quay lại phê bình. Thế nên tôi đang tút này sớm hơn dự kiến.
Riêng comment của ông anh Ysa, xin trả lời sau:
Nêu “2 hay nhất và 2 dở nhất” của BBS, chỉ là vài tiêu biểu mang tính gợi ý, chớ “nhì”, “ba” và, ta bàn sau. Như yut Đảo rất tiếc vụ ‘poh thơk’ bị mất.
‘Cơk cơr’: núi non, đọc là “cơk car” viết chữ ‘cơr’ có ‘poh thơk’ thì đẹp biết bao. Nay ta bỏ ‘poh thơk’ đi để phải giải quyết cái phát sinh khác: Chữ ‘Pô Acar’ phải thêm ‘balau’ vào để chữ ‘Acar’ đọc ‘acaar’ mang âm dài!
Nhiều nữa.
Kajap karô Thug siam!