Tôi-103. Không tranh với thế gian-02. CHỮ CHAM

Akhar thrah’ “chữ Cham phổ thông” ra đời thời Pô Rômê (1627-1651), đến nay phát triển qua 4 giai đoạn:

[1] ‘Akhar thrah’ trên Agal Bac (kinh Cham Ahiêr) có mặt 300 năm + Văn bản hành chính (Tư liệu Hoàng gia và ‘Harak hamu’ các loại…) trên dưới 150 năm + Văn bản ở đời thường (văn chương, lịch sử, phong tục tập quán…)

[2] Tất cả được sưu tập, bàn bạc, chọn lọc, chỉnh sửa để làm ra Từ điển Aymonier-1906.

[3] Qua Từ điển Moussay-1971, nhóm biên soạn tiếp tục sưu tập, thảo luận, chọn lọc, chỉnh sửa nữa.

[4] Sau cùng đến ‘Akhar thrah’ của Ban Biên soạn sách chữ Chăm chuẩn hóa lần cuối vào năm 1985.

Vậy gọi truyền thống là truyền thống nào? Truyền thống [1], [2] hay [3]? – là câu hỏi cốt tử cần đặt ra đầu tiên.

Từ ‘Akhar thrah’ trên Agal Bac (kinh Cham Ahiêr) đến Từ điển Aymonier, là một bước chuyển ghê gớm. Cứ bày các văn bản ‘Akhar thrah’ trên lá buông ra trước Từ điển này, cũng đủ thấy các vị tham gia biên soạn đã làm việc như thế nào để đi đến thống nhất. Ngay nét chữ thôi, cũng là bước chuẩn chỉnh rất quan trọng.

Qua Từ điển Moussay, rồi BBS cũng vậy.

Họ toàn là những bậc giỏi tiếng/ chữ mẹ đẻ nhất ở thời của họ.

Tiếc là hôm nay chúng ta không được nhìn thấy HỒ SƠ để biết nội dung các buổi thảo luận ấy – nếu có thì hay biết bao. Phần tôi, tôi chỉ nghe kể lại câu chuyện thời các vị soạn Từ điển Moussay. Thế nên trong văn học Việt Nam, tôi mới nẩy ra Phê bình Lập biên bản, trong đó có “Biên bản lập chậm” cực kì khoa học.

Viết: Tôi chưa bao giờ dám phát ra cái mệnh đề: VIẾT ‘AKHAR THRAH’ TRUYỀN THỐNG, không phải không nguyên do! Tôi đã viết gợi mở điều này với bạn BMT ở tút trước.

Đã có mươi bạn trẻ nói như thế, đến khi trực tiếp gặp tôi, chỉ qua 15 phút – tất cả đều vỡ lẽ rằng, MÌNH NHẦM TO. Tôi rất thích đối mặt, là vậy.

Tôi không tham gia “chiến trường”, bởi ngôn ngữ là chuyện vô cùng.

Thi hào W. Whitman, đại biểu cho tinh thần dân chủ Mỹ, có câu thơ ý nói ông không cho phép mình tốn thời gian cho tranh cãi về ngôn ngữ, là thế. Trong khi thi sĩ đúng nghĩa là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ.

Với Cham mất nước, ‘Akhar thrah’ chưa có Viện hàn lâm, đưa ra tranh luận trên mạng – thì càng vô cùng. Dẫu sao, ở thế buộc, tôi cũng có vào cuộc. 3 lần trên “diễn đàn” cả 3 lần vấn đề đều được giải quyết – nhẹ nhõm. Chuyện đã kể, trong Hàng mã Kí ức-2011 xin tóm.

Từ điển màn-1.1994

Từ điển Chăm – Việt ở Đại học, Tiến sĩ Thành Phần nghe tin bên lề đòi NGƯNG TỪ ĐIỂN. Giám đốc Trung tâm đồng ý, mới lạ. Phiên họp nội bộ ban biên tập 7 người mở ra. Sau 15 phút, tôi thuyết phục được tất cả: Từ điển tiếp tục…

Từ điển màn-2.1995

Phú Trạm làm sai hết, TỪ ĐIỂN KHÔNG ĐƯỢC IN – là dư luận hành lang. Hội nghị Góp ý Từ điển mở ra tại Phan Rang với hơn trăm sinh linh Cham từ khắp nơi tụ về, thêm chục chuyên gia từ Hà Nội, Sài Gòn. Có Tiến sĩ Thành Phần, Tiến sĩ Po Dharma…

Qua một buổi giải minh, mọi cánh tay giơ lên đồng ý: IN! Nhớ, khi ấy tôi còn là một nông dân vô danh tiểu tốt.

Màn-3. 2007

BBS bị tố làm cho ‘Akhar thrah’ nát bét, phải THAY ĐỔI SÁCH GIÁO KHOA!

Bộ Giáo dục hãi quá, liền bay vào Ninh Thuận mở [phiên tòa] Hội nghị. Tiến sĩ Thành Phần là bên nguyên, đứng lên đọc cáo trạng. Tôi [không là đại diện BBS] được mời lên tiếp theo. Tôi đặt 3 câu hỏi mang tính bản lề. Để rồi chưa đầy mươi phút, Tòa quyết: BBS trắng án!

Đấy, chỉ qua trực tiếp hoặc TRÊN DIỄN ĐÀN công khai, vấn đề mới sáng tỏ. Chứ nói sau lưng hay phe cánh dấm dúi với nhau, bao giờ cho xong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *