[bàn về hai phần việc: ‘Halau janưng’ và tín đồ ‘Ahiêr Awal’]
Việc chữ nghĩa, biết 10 nói 1 là bậc đạt nhân. Biết 1 nói 1 đã kẹt, chớ biết 1 nói 2-3 là gì không biết nữa. Nhìn TOÀN CẢNH con voi mới có cơ may tả được voi tạm nghe được, chớ kẻ mù đi sờ thấy mỗi chỗ một chút rồi đi kể lại, thì chết đám trẻ.
Tôi biết bạn facebook Abdul này trẻ, mới đọc được mặt chữ mà chưa hiểu NGHĨA bài viết, lại có tật ham nói. Được vài người vỗ tay sanh tâm tự huyễn, làm tới.
Có 3 trường hợp: Đọc sai mặt chữ, đọc đúng hiểu sai, đọc đúng hiểu đúng ngữ nghĩa lại không hiểu ý nghĩa văn bản. Xin tuần tự…
Trước đây,
[1] Không hiểu chữ ‘bingun kanơm’ là chuyện riêng của chị em, nên Abdul viết bừa là trong Lễ Rija Nưgar (sic) Ông Mưdôn gặp ‘bingun kanơm’ thì mang câu thần chú đi tắm (!). Sai từ cái cốt lõi kéo theo loạt cái sai khác. Vụ này Nguyễn Ngọc Quỳnh phê đố có cãi.
[2] Kinh quan trọng nhất của Cham được tụng đọc trong Đám thiêu, đọc 4 lần – xuyên suốt. Tên Kinh ‘Brahmadhwa’ bạn ấy đọc thành ‘Griahmadhwa’, nên không thể biết nội dung kinh nói gì.
‘Brahmadhwa’ gồm 2 từ: ‘Brahma’ = thần Sáng tạo, ‘dhwa’ = con đường. Nghĩa là con đường đi đến Đạo, các vị ‘Paxêh’ Bà-la-môn hiểu chung chung là “kinh siêu thoát”.
Điều cốt tủy là phần mở đầu với đoạn ĐẦU TIÊN và phần kết với câu CUỐI CÙNG, chứ trích đoạn tùy tiện khoảng GIỮA nhằm ý đồ chứng minh Cham Bà-la-môn “thay vào đó là Islam và Awal-Akhir” đích thị là ngớ ngẩn và đại… bậy!
Câu ĐẦU TIÊN của kinh được dùng thường xuyên nhất và quan trọng nhất là “Agal Balih” – Kinh Tẩy trần Tháp, Kut và nhà cửa, dùng cho cả Cham Bà-la-môn lẫn [Gru Urang] Cham Bà-ni. Câu đầu tiên tất cả thuộc nằm lòng:
‘Di ong nưmax Sibai kayong drei yakuw ni biruw mưng kuw tabiak di sang’: “Nhân danh thần SHIVA là ta/ Khởi từ ta bước chân ra khỏi nhà…”
Và câu CUỐI CÙNG của nhiều Kinh, trong đó có “Agal Tapang” Kinh Bản nguyên:
‘urang nan mưdauk di Swaraga sidah Brahma lokka tơl sa kotti’: “… sinh linh ấy ngụ trên THIÊN ĐÀNG nghĩa là trở về THẾ GIỚI BRAHMA cho đến muôn đời”.
Hãy tưởng tượng Pô Tapah, ông Gru Urang như vị Nguyên soái “nhân danh thần SHIVA” [oai đáo để] tập hợp Thần Yang các loại như tướng lĩnh dưới trướng đến và phân công trấn giữ mỗi vị mỗi hướng:
Thần Mặt Trời, Mặt Trăng ở phía đông và tây; hai Pô Kabin: bắc và nam, Chế Bồng Nga hướng đông nam, Pô Kubih hướng tây bắc; hai vị Thần Do Thái giáo ngự hai cánh tả hữu; Pô Kuk và Mohammad: thượng; Thần Đại Tâm: trung; còn bên dưới là thần Đất, riêng Đức chúa Cha Đức chúa Mẹ là chị cả và em thứ đi tiền và hậu…
Khi đã điểm danh đủ đầy, Thần Shiva hô phong hoán vũ… quyết hủy diệt các loài quỷ, khai thông con đường đưa linh hồn sinh linh Cham về chánh Đạo BRAHMAdhwa, chốn vĩnh hằng.
Đó là việc của các ‘Halau janưng’ cả Ahiêr lẫn Awal, dù các vị tụng đọc mà hiếm khi hiểu Kinh nói gì [tôi viết rồi: không cần hiểu!]
Riêng tín đồ cả Cham Bà-la-môn và Cham Bà-ni không biết Shiva hay Brahma, Mưhamat… là ai. Bà con thờ phụng nhấn về PÔ YANG là các vị vua chúa, anh hùng liệt nữ được thần hóa như Pô Klong, Pô Rômê, Pô Riyak, Nai Tangya… và MUK KEI!
[3] Ngày 14-6, Abdul lấy ảnh từ 1 đoạn sách Cham Bà-la-môn:
‘Ni yah urang tanya ka baséh apan hadom Nabi? Lac: drei apan klau “3” Nabi. Sa “1” mâng Nabi Musa, dua “2” mâng Nabi Isa, klau “3” mâng Nabi Adam’: “Đây nếu người ta hỏi cho thầy Xé nắm mấy vị Nabi? Rằng: mình nắm 3 vị Nabi. 1 từ Nabi Musa, 2 từ Nabi Isa, 3 từ Nabi Adam.”
Trích đoạn ngắn và dịch [như cách sờ đuôi voi] mà suy diễn [hô con voi giống cây chổi]: “Brahma/Bàlamon như Ấn Độ giáo đã không còn nguyên trạng trong tôn giáo của người Cham từ mấy thế kỷ qua rồi! Mà thay vào đó là Islam và Awal-Akhir.”
Dịch từng chữ không sai, chớ tinh thần văn bản thì trật lất. Hiểu từ ‘APAN’ = NẮM là đúng. Ở đây thầy ‘Paxêh’ chỉ NẮM 3 vị, hay nói rõ hơn là MƯỢN/ MỜI ĐẾN, chứ không phải ‘mưliêng kanư’ THỜ PHƯỢNG mà đi kết luận kiểu tầm bậy. Tội!
BIẾT THÊM
[1] Moises, tiếng Cham là ‘Nưbi Musa’; Adam Cham kêu là ‘nưbi Adam’ thuộc Do Thái giáo; Jésus, Cham viết là ‘Isa’ hay ‘Esa’ (ông bà Davis Blood và chị Phú Thị Mận viết là ‘Pô Ê-tha’) thuộc Đạo Chúa nói chung. Cả ba nằm trong truyền thống tôn giáo độc thần từ vị tổ phụ Abraham.
Cham Bà-la-môn nhắc đến 3 vị này ở nhiều văn bản, nếu suy luận kiểu trên, phải gọi Cham ‘Ahiêr’ là Do-Thái-giáo-Thiên-Chúa-giáo-Bà-la-môn-Cham!!!
[2] Ở “Danak Ngap Ragei” Bài Chú trong Đám thiêu Cham Bà-la-môn, xuất hiện đủ 4 hệ Pô, Yang, Pô Yang và Nưbi:
– Thần Mặt trời, Mặt trăng: Yang Aditiak, Yang Can…
– Pô Yang là vua chúa Champa: Bin Swơr…
– Các vị thần Do Thái giáo: Pô Jibara-el, Pô Mưkha-el…
– Và cả “thần” Islam: nưbi Mưhamat
Các vị Pô, Yang, Pô Yang và Nưbi này được thầy Cham vời đến TRẤN GIỮ bốn phương tám hướng, để ngăn mọi ô trọc trở lại trần gian. Chơi kiểu ấy mới thành Bà-la-môn Cham!
CHÚ THÍCH
Trích đoạn “Danak Ngap Ragei”:
Ppo patrun ia di kraung hai kei Bien kei Glaung da-a alaung mưrai klaung khing ricauw ngan pakal dalơm drei klaung ni tabiak haniim tamư hai yang Aditiak dauk di Pur yang Cơn dauk di Pai yang Cak Kuraba dauk di Exan yang Bin Swơr dauk di Agrih ppo Kabin Nuk dauk di Dak ppo Kabin Nak dauk di Ut
Yang Aditiak dauk di Nailitai yang ppo Kubih dauk di Baiyap yang Praung Tian dauk di krưh tanưh riya
Ppo Jibara-el dơng di bara iw ppo Mưkha-el dơng di bara hanuk ppo Kuk nưbi Mưhamat dơng di haluw yang ppo Yang amư ppo inư xa-ai kucwa dơng di mưng anak mưtưh tabha dơng likuk klaung likuw di ppo ba klaung ricauw paklah di pakhin pakar ni hai ppo.