Câu chuyện Cham-8. THỬ ĐIỂM VÀI VỤ NỔ Ở THẾ GIỚI CHAM

[mục Giải trí sơ cấp]

Tinh tướng, bởi không biết mình biết người, qua đó tự biến mình thành lố bịch.

Sự vụ cái anh vừa đặt chân lên đất Mã dăm năm, nghe tin tôi vào Hội Nhà văn Việt Nam, liền thư cho tôi, nổ: “Anh sẽ lập Hội Nhà văn Champa hải ngoại”. Tôi hỏi, chớ Chàm mình ngoài đó có nhiêu mống viết văn, thì im.

Mới năm ngoái thôi, sao trẻ tuổi chớm 30, tuyên với thế giới rằng “đã dạy ‘Akhar thrah’ cho cei Sara”. Khi tôi cho hay tôi đã dạy chữ mẹ đẻ cho Cham từ 1975, nghĩa là 15 năm trước mẹ cháu đẻ ra cháu. Bạn này cãi:

– Cei chỉ biết chữ Cham của BBS.

– Cei dạy chữ Cham 3 năm trước khi BBS ra đời, và 10 năm trước khi Ban này chuẩn hóa xong ‘Akhar thrah’ – tôi nói. Hết đàng cãi.

Ở thế giới nhỏ bé Cham, vài năm trước còn nẩy nòi sinh linh động kinh triết học, hô rằng triết lí Cham nó ghê gớm lắm. Khi tôi hỏi ghê thế nào, gớm so với những ai, và ghê gớm ấy ảnh hưởng đến nền triết học nhân loại ra sao, thì nó vẫn cứ là… “ghê gớm lắm”, mà nổ.

Nổ cho sướng vậy thôi, dẫu sao mấy nỗi này chả làm ai bị thương.

Hai thứ sau mới ác.

Năm 2009, NTT nhân dân tiến bộ Việt – nhằm công phá tôi, đã kêu hầu hết tác phẩm cổ Cham, cụ Thiên Sanh Cảnh đã dịch rồi. Nghĩa là việc làm của Inrasara chả là thá gì cả. Tôi kê cho anh biết Cham có hơn trăm thi phẩm, cụ Cảnh mới dịch hai cuốn rưỡi, vậy xin hỏi ông anh hiểu chữ “hầu hết” thế nào? Thì kẹt đạn.

Còn đỡ…

Hai năm trước đó, nhà nghiên cứu Cham không dưng bốc đồng viết thư gửi tận Bộ Giáo dục tố Ban Biên soạn sách chữ Chăm, rằng chữ NƯGAR chỉ có nghĩa “đất nước, quốc gia”; hà cớ BBS dịch “Dân tộc và MIỀN núi” thành “Paran saung NƯGAR cơk”. Chớ ở Việt Nam có QUỐC GIA NÚI sao?

Dịch phản động kiểu ấy, tù rục xương như bỡn! Thế là giữa trưa ngày ông Vụ trưởng cấp kì bay vào Sài Gòn nhờ đến ông Sara. Rồi chỉ qua mươi phút cà-phê, sự vụ ngỡ to tày rế thành nhỏ như con dế.

Chi cho khộ thế chứ!?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *