Đối thoại Cham-39. SPIDERUM, CHAM & “NHẬP CUỘC VỀ HƯỚNG MỞ”

[tin vui từ bọn trẻ]

Ở serie “Hành trình Cham” đầu năm 2020, tôi có loạt bài “Thế giới chưa hiểu Cham, tại sao?”, “Cham đã thực sự hiểu Cham chưa?”, “Cham chưa hiểu Việt”, rồi tạm ngưng ở “Cham chưa hiểu thế giới, tại sao?”

Dăm năm trước, loạt bài bàn về “Bản sắc và sáng tạo”, tiến sĩ Cham PP mỉa mai: “Cham bảo tồn chưa xong nói chi sáng tạo!”, tôi cho anh tiến sĩ này không biết mình nói gì. Tôi dẫn chứng ngay trong Cham: Họa sĩ Đàng Năng Thọ, anh có bảo tồn đâu, nhưng ai dám kêu anh không sáng tạo. Tôi gọi đó là bảo tồn ở cấp độ cao!

Ở một bài viết, ông anh TNT có một ý đáng nhớ, đại để: Nếu mấy thập niên trước người Việt lo chuyện làm thế nào để sống, thì hôm nay cần nhấn vào sống như thế nào.

Với Cham, có 3 giai đoạn: [1] Làm thế nào để sống sót, [2] Làm thế nào để sống, và [3] Sống như thế nào.

Thuở Pô-Klong, thế hệ trước tôi các thầy, các bác chỉ biết đến Cham – không sai. Thế hệ tôi, lạ là không ai đọc tác phẩm mang tính tư tưởng [để biết thế giới] cả. Lạ hơn nữa, cũng không ai đọc Việt đến nơi đến chốn, để hiểu Việt. Đây đó cũng có, nhưng lẻ tẻ, cái gì rơi vào tay thì đọc nên thiếu hệ thống.

Còn hôm nay, về Việt: Minh triết Việt, Văn học, Lịch sử Việt cho chí tổ chức làng, dòng họ Việt, ai Cham có thể nắm được phần tinh túy của nó?

Và thế giới?

Mấy chục năm qua Việt Nam mãi than vãn về cánh trẻ, rằng bọn này chỉ lo làm giàu xổi, ăn chơi, lướt mạng, mà bỏ quên sách. Sai TO! Cứ xem qua mục lục các bài đăng trên Spiderum.com mới biết bọn trẻ ham đọc, ham viết và biết suy tư thế nào.

Tôi gọi bộ phận này là những “mạch nước ngầm, “dòng sông ẩn”.

Trong đó có Cham: Trà Kha thử đặt bước chân đầu tiên…

Từ 2012, chàng trai đã dọ dẫm qua dịch, hơn chục bài trên Tia Sáng, Văn nghệ, Đà Nẵng cuối tuần… Tạm kê:

Salman Khan, “Các bài thuyết giảng dông dài thiếu hiệu quả, tại sao?”, TimeIdeas, 2-10-2012; Alexander Nazaryan, Tại sao các nhà văn nên học toán?” New Yorker, 2-11-2012; Andy Martin, “Phản bội của dịch”, New York Times, 28-2-2013; Derek B Miller, “Làm tiểu thuyết gia liệu có phù phiếm?”, Telegraph.co.uk, 20-3-2013; Nick Anderson, “Mỹ: Thạc sĩ nhiều hơn cử nhân”, The Washington Post, 26-5-2013: Benjamin Moser, “Nhà văn còn có thể làm mới không?”, The New York Times, 30-12-2014…

Vài năm qua, hội nhập thế giới trẻ Việt, Trà Kha tiến thêm một bước. Chưa nói hay dở, tôi gọi đây là cách “nhập cuộc về hướng MỞ”. Mời bà con và bạn facebook xem qua vài bài tiêu biểu trên web lẫn youtube:

“Sapiosexual” https://www.youtube.com/watch?v=vP8gXUioVn4…

“Đa sự nghiệp – cho một đời đa sắc màu”

https://spiderum.com/…/Da-su-nghiep-cho-mot-doi-da-sac…

“Cái tôi và sự cô đơn”

https://spiderum.com/bai-dang/Cai-Toi-va-su-co-don-k35…

“Tâm lí học của sự thay đổi bản thân”

https://spiderum.com/…/Tam-ly-hoc-cua-su-thay-doi-ban…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *