Hành trình Cham-68. GIỮ HÌNH ẢNH ĐẸP CHO CHAM

[Tút được gợi hứng từ còm của nhà thơ Ly Doi: “Đừng để hình ảnh Chăm thêm xấu”]

Đúng, nghĩa là người Cham cần tồn tại, và tồn tại ĐẸP.

Cham mất nhiều rồi, còn mỗi thứ là văn hóa.

Chuyện lớn – khi đức tin tâm linh dân tộc bị xâm phạm, ta cần lên tiếng mạnh mẽ (như Sự cố 7-7 “Tiệc tùng ở tháp Pô Klong Girai”); hay nhỏ – khi mồ mả tổ tiên bị xâm hại, ta cũng phải biết đấu tranh bảo vệ (vụ Ghur Raneh).

Cham ít, cần đùm bọc nhau mà tồn tại.

Ta lên tiếng khi sinh mạng cả cộng đồng bị đe dọa (vụ Điện hạt nhân); ta cũng lên tiếng dù chỉ một sinh linh Cham gặp nạn (vụ tìm “Nghĩa mất tích”).

Sara đã làm như thế.

Dẫu sao, tồn tại cần phải ĐẸP.

Champa đã mất, việc giữ đẹp hình ảnh Cham, là rất cần. Đẹp với người ngoài, đẹp giữa mình với nhau, và đẹp với chính bản thân ta.

Sự việc liên quan đến Nguyễn Ngọc Quỳnh là bài học LỚN.

Đẹp với “người ngoài”. Vụ tháp Pô Klong Girai, Q mang ảnh chân dung Nguyễn Văn Linh với hai đường gạch chéo lớn đưa lên mạng, tôi nhắc “rất không cần thiết” – người ngoài nghĩ Cham cực đoan, quá khich.

Đẹp giữa mình với nhau. Với vị chức sắc Cham đáng kính, bởi hiểu chưa thấu đáo phong tục Cham mà Q mang ảnh vị ấy ra chế biến, đã làm tổn thương ông và con cháu ông. Là “điều tối kị” (chữ của Xuân Bào), Kiều Maily kêu “hỗn” không phải không nguyên do.

Cần đẹp cho chính bản thân ta nữa. Vụ đạo văn này là cách làm xấu hình ảnh Q – tức một phần hình ảnh Cham, là điều đáng tiếc với người trẻ nhiệt tình như Q.

3. Các phản ứng từ dư luận đáng chú ý.

[1] FB Minh Phú’s: “Thôi thì là dòng tộc với nhau cả. Viết bài trên facebook chả có gì… cứ mặc người khác. Mình cứ làm tốt…” Nghĩa là nên cho qua.

– Facebook hay Youtube không phải không có gì, thời hiện đại nó ảnh hưởng rất lớn, đó là sự thật. Hành vi đạo văn vừa thiếu đạo đức vừa phạm pháp, cần giúp NHẮC NHỞ để CHẤN CHỈNH nhau, nhất là khi vụ việc tái diễn.

Ông bà Việt nói: “một đêm ăn cắp bằng ba năm làm”. “Đạo văn” là lười lao động mà đi lấy thành quả trí tuệ người khác, chuyện không phải không “lợi lộc gì” mà tùy mục đích. Hành vi con người xoay quanh 3 thứ: Tiền, tiếng và tình.

Lấy của người khác làm của mình đăng FB dù không có TIỀN, lại được TIẾNG. Từ tiếng kia, đối tượng nhận được cảm TÌNH.

[2] Bạn FBker MHD qua chat: “Tôi đã chân tình trao đổi với Quỳnh! Mong rằng anh ta nhận ra lỗi quá rõ mà SARA đã chỉ ra… Có lẽ do sự NON NỚT, nghĩ rằng không ai biết! Q rất nhiệt tình và say mê việc bảo vệ văn hoá Chăm! Rất đáng trân trọng và khích lệ! Có lẽ chính anh S phải dìu dắt họ…”

– Tôi không có ý “dìu dắt” hay dạy dỗ ai, cả với con tôi, mà chỉ phân tích và gợi mở. Chuyện đạo văn của Q, tôi đã nhắc nhiều lần từ 3-4 năm trước, Q mãi tái phạm, bài này chỉ là một ví dụ.

Dẫu sao trước khi đăng – như đã viết – tôi có gửi thư cho 4 bạn trẻ quen biết Q, GỢI Ý rằng, “do non trẻ nên Q đã phạm sai lầm lớn. Nay thành khẩn xin lỗi những người mình đã đạo văn hay ảnh, nhất là xin lỗi độc giả. Mong lượng thứ, và hứa…”

Chứng tỏ tôi với tư cách người thuộc thế hệ đi trước, gợi mở đầy thiện chí. Thế mà Q không đón nhận thiện tình ấy.

[3] Thuy Nguyen: “… có những chuẩn mực chung mà mọi người đều phải tuân thủ, sao có thể thấy sai, thậm chí vi phạm cả về đạo đức và luật pháp mà không lên tiếng? Tui ủng hộ nhà thơ Inra Sara.”

Xuan Bao: “[Tôi] có nghe, nhưng không muốn tin [như thể mong không có sự thật vậy]. Nay thật, đáng buồn. Đạo văn, là lấy cắp trí tuệ người khác, khó chấp nhận.

Q trẻ, như cú vấp, cũng là bài học để LỚN.

Cei Inrasara cực chẳng đã, Q nên thiện ý xin lỗi, để thuận lòng nhau, rồi một lần cho qua.”

P.S.

Khi bị “động”, Q đã edit bài viết, nhưng không kịp rồi. Các bạn trẻ đã chụp và cất đầy đủ. Thông tin về “đạo văn” do các bạn trẻ phát hiện và đối chiếu với bản gốc gửi cho tôi, chứ tôi ít khi đọc FB.

Viết, không phải cho tôi, không chỉ cho riêng Q, mà còn gửi lời nhắn nhủ và nhắc nhở đến các sinh linh Cham khác chuẩn bị đi vào còn đường chữ nghĩa đầy bất trắc.

Thuk siam cho tất cả!

Nỗi buồn Cham. ĐẠO VĂN ĐỂ LÀM GÌ, KHÔNG HIỂU!

FBker Nguyễn Ngọc Quỳnh khi còn là chức sắc Bà-ni lấy nick Acar Dalikāl đã đạo văn hơn 10 bài của tôi không ghi nguồn, khi tôi nhắc, bạn vẫn tiếp tục và chỉ ghi đơn giản [sưu tầm].

Nhắc 1-2 lần thôi, không nghe nên tôi bỏ qua. Quen tay, từ đạo văn Cham sang đạo văn Việt, mới NGUY.

Mới nhất, thử đọc 2 bài của Sao Nghi, “Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh người Việt”, báo Gia Lai, ngày 30-1-2017 và Nguyễn Ngọc Quỳnh, “Con Gà Trong Văn Hoá Tâm Linh Người Chăm” đăng FB ngày 27-7-2020.

NNQ đã hành xử sai lầm nhiều lần, tôi có nhắc bạn không sửa, nay thêm tội ăn cắp. VÌ TRÁCH NHIỆM, TÔI KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI.

Cầu Pô Yang cho bạn hồi tâm để sớm trở về CON ĐƯỜNG SÁNG.

Hầu hết là đạo văn, cả ý và nguyên văn. Tôi xin đối chiếu 3 đoạn: đầu, giữa và kết.

[1] Sao Nghi viết: Từ lâu đã thành lệ, con gà được xem là loài vật linh thiêng, gắn chặt trong hệ thống tín ngưỡng với tục thờ cúng của người Việt Nam. Đồng thời, con gà cũng là linh vật hiến tế của người Việt. Ở lễ cúng nào dù lớn, dù bé…

Nguyễn Ngọc Quỳnh:

Từ lâu đã thành lệ, con gà được xem là loài vật linh thiêng, gắn chặt trong hệ thống tín ngưỡng với tục thờ cúng của người Chăm. Đồng thời, con gà cũng là linh vật hiến tế của người Chăm. Ở lễ cúng nào dù lớn, dù bé…

[2] Sao Nghi:

Vì sống nghiêng về tâm linh nên việc cúng tế của người Việt được làm rất bài bản, ngay cả việc chọn gà đến bày trí con gà cũng mang ý nghĩa đặc biệt. Chẳng hạn gà cúng phải là những con gà trống (gà ta) có mào cờ đỏ, lông vàng óng mượt, chân vàng, chưa đạp mái, vừa đúng giò (không non mà cũng không già), béo mập.

Nguyễn Ngọc Quỳnh:

Vì sống nghiêng về tâm linh nên việc cúng tế của người Chăm được làm rất bài bản, ngay cả việc chọn gà đến bày trí con gà cũng mang ý nghĩa đặc biệt. Chẳng hạn gà cúng phải là những con gà trống (gà ta) có mào cờ đỏ, lông vàng óng mượt, chân vàng, chưa đạp mái, vừa đúng giò (không non mà cũng không già), béo mập.

[3] Sao Nghi:

Đối với người Việt, ngoài giá trị vật chất mà gà mang lại thì nó còn là con vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Vì vậy, con gà đã sớm đi vào tín ngưỡng, vào đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Quỳnh:

Đối với người Chăm, ngoài giá trị vật chất mà gà mang lại thì nó còn là con vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Vì vậy, con gà đã sớm đi vào tín ngưỡng, vào đời sống văn hóa tâm linh của người dân tộc Chăm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *