Hành trình Cham-54. CHAM: “DÂN TRÍ – DÂN TÌNH – DÂN SINH”

Vai mình mang một quê hương,

Còn mang nặng cả nỗi buồn tử sinh

Nguôi khuây chăng, một ân tình…”

Chiều tối qua, thơ Hoài Khanh chợt vụt đến, đè nặng lên con tim cô độc.

Ngẫm về vụ “đắc đạo Cham” của mình thấy mấy câu thơ thuộc lòng từ tuổi 20 kia nặng ý nghĩa hơn bao giờ. Ba câu thôi, mà nói được bao nhiêu chuyện.

Phân Châu Trinh ngày trước chủ trương: “Khai dân trí – chấn dân khí – hậu dân sinh”, hôm nay với Việt Nam nó vẫn còn nguyên tính thời sự.

Cham giữa lòng Việt Nam khác hơn xíu: “dân trí – dân tình – dân sinh” vả ba cần diễn ra đồng thời. Không có tiền hay hậu, trước hay sau. Cũng không phải “dân khí” nữa, bởi “khí” Cham thừa, mà DÂN TÌNH.

Sau “Chiến trường Akhar thrah” dân tình Cham tạm yên, nhưng chưa đủ.

Dân TÌNH, để hóa giải hỉ, nộ, ái, ố của cuộc người. Nếu không thể vượt cũng phải biết để mà kiểm soát: Tâm vui sướng không đáng, tâm giận dữ không nên, tâm yêu thương lầm lạc, tâm căm ghét ngu ngốc.

Mà để nhận ra chúng, cần đến TRÍ, sự hiểu biết.

Muốn hiểu biết, thì phải có gì ăn để sống đã: DÂN SINH, và có đủ thời gian cho suy tư.

[Ông bà Việt cụ thể hơn: “Có thực mới vực được đạo”]

Ví dụ cái SỢ chẳng hạn, thiếu hiểu biết nên ta mãi sợ, không phải điều đáng sợ cũng sợ.

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ? Cần BIẾT. Biết thôi chưa đủ, cần đến sự độc lập: Về cái ăn, về tư duy.

Nói tóm, độc lập về TRÍ, về SINH, từ đó về TÌNH.

Cham: “Khai dân trí – chấn dân tình – hậu dân sinh” diễn ra đồng thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *