“Không có ai
tim dễ tổn thương hơn trái tim chúng ta
phía mất mát…”
Là chuyện cũ ở Lễ Tẩy trần tháng Tư năm 2002. Nay đã khác.
Mất mát thì đã rồi. Còn “trái tim”, sao ta không thử đưa vào lò luyện lửa, để nó không còn có thể tổn thương được nữa!
Hôm qua, ông bà Cham đã chinh phục người Việt bằng nền văn hóa-văn minh của mình [Kiến trúc & điêu khắc, Hải sử & văn hóa biển, Tôn giáo Ahiêr Awal với tinh thần hóa giải và hòa giải cao tuyệt, vân vân].
Hôm nay và ngày mai, Cham sẽ chinh phục người Việt [và Việt Nam] không gì khác hơn là QUYỀN LỰC MỀM: Trí tuệ sáng tạo và tinh thần nhân văn Cham.
Để Cham & Việt cùng win-win, tại sao không?
*
Tút “Bài học lớn” về vụ “báo động” hôm qua nhận được 2 còm đáng bàn:
[1] Minhthanh Huynh: [Thành quả đạt được là nhờ] “Sức mạnh của sự đoàn kết”
[2] Cao Nguyên Xanh: “không ít người ‘vơ đũa cả nắm’, tất cả ‘bọn Yuôn’ đều như vậy… chẳng những không giải quyết được gì mà càng làm vấn đề thêm trầm trọng”.
1. Đúng! [1] Chính qua phản ứng nhanh nhạy của bà con, anh chị em mà nhóm làm video clip biết mình sai, và hứa khắc phục sớm. Đó là sức mạnh đoàn kết của tinh thần dân tộc.
Tôi nói ‘Karun & đwa apakal‘ là vậy.
Thế nhưng [2] “tinh thần dân tộc” thiếu kiềm chế đã khiến vài sinh linh đi đến chỗ cực đoan, không phân biệt được sai lầm cá nhân với “người Việt” nói chung. Cực đoan này vừa bất lợi, vừa nguy hiểm.
– Bất lợi, khi cần tranh thủ tình cảm mọi thành phần dân tộc Việt Nam, thì vô hình trung ta lại đẩy “họ” về phía khác, hay làm kẻ bàng quan.
[“Báo động” cho thấy rất nhiều bạn FB người Việt ủng hộ “ta”. Hay vụ “Vô cùng đau lòng…?” cho Lip+3 sinh linh Cham Phan Rí hôm cận Tết, có không ít người Việt đã chung tay giúp “ta”]
– Nguy hiểm, khi tinh thần dân tộc cực đoan dễ thành quá khích lây lan, cuốn ta hành xử cảm tính gây hậu quả khó lường.
2. Nhận diện tình tự này đòi hỏi ta biết “đứng vào trong, đặt ra ngoài, và vượt lên trên” nó. Khi đó, một trực giác nhạy bén xảy đến tức thì, và ta hành xử.
Sai lầm của nhóm làm video clip không phải ở tri thức, mà chính là thiếu nhạy cảm. Không nắm bắt vấn đề, mọi thứ đổ vỡ như chơi.
Còn đấu tranh, giữa “Mình và Họ” [tên tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương], và cả “Mình và Ta”, muốn thành công càng cần đến sự nhạy bén đó hơn bao giờ.
Thiếu nhạy bén [tôi gọi là thông minh tâm hồn], ta hỏng từ chuyện nhỏ, như: “Biểu tình tại Trường THCS Mai Thúc Loan”, đến việc nhí, như: Bảng tên “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni”, cho đến vụ to, như: “Sự cố Kut Boh Dana”.
Nguyên do chính: Ta ưa tự ái vặt, muốn giành hết thắng lợi về mình, và nhất là do THIẾU NHẠY CẢM với sự vụ.
3. Kinh nghiệm khác.
Chuyện cũ: “Chiến trường Akhar thrah”, tạp chí CPK tấn công Ban Biên soạn, và cá nhân tôi là người ngoài cuộc cũng dính mẻ. Ở đó, nếu tôi – với tư cách chủ biên – sử dụng Tagalau phản công lại, thì hôm nay Cham sẽ thế nào? Ta còn cơ may hàn gắn không?
Tôi thừa thông minh để nhận biết sợi dây mong manh ấy, mà tránh.
Hay mới nhất, hôm Kỉ niệm một năm ngày mất anh Po Dharma, ở Mỹ.
Tiến sĩ Thành Đài phát biểu hố thì ai cũng thấy, nếu kinh nghiệm hơn, MC vừa gỡ bàn cho anh, cạnh đó biết đâu bà con có cơ hội học từ anh bài học đáng giá (*).
Để “Mình và Ta” cùng win-win, không sướng sao!
______
(*) Vụ này tôi còm như sau:
Sáng nay nghỉ, tôi xem sinh hoạt bà con Cham ở Hoa Kì kỉ niệm một năm ngày mất của Po Dharma. Có chi tiết gây chú ý, và khiến hụt hẫng. Cho Thành Đài, lẫn bà con dự khán. Tiến sĩ Thành Đài nói:
“Chúng ta không hiểu bản địa là gì mà đấu tranh cho bản địa là rất nguy hiểm”.
Đó là câu nói đúng, đúng mang tính lí thuyết.
Câu hỏi đặt ra là: Làm sao anh biết “chúng ta không hiểu”?
Theo tôi, ta cũng không cần phản ứng như đã, mà MC chỉ cần:
Thưa tiến sĩ! Dĩ nhiên, ở đây có người không hiểu, có người hiểu nhiều hay ít, thậm chí có người hiểu sai. Rất mong tiến sĩ viết một bài giải thích ngắn gọn và dễ hiểu về “quyền dân tộc bản địa”, và vẽ ra lộ trình đấu tranh, đăng mạng xã hội cho bà con thảo luận.
Vậy thôi, thuận và lợi cả đôi đường. Tiến sĩ tránh bị “quê”, đồng thời bà con ta cũng có cơ hội học tập.
Thêm. Vợ chồng anh từ xa bay về dự, là quý; còn đóng góp 700usd cho Quỹ nữa, càng quý hơn.