[hay ĐI TÌM TIẾNG NÓI CHUNG giữa trí thức và Halau janưng]
Henri Miller: “Nếu chúng ta không tập nhìn chúng ta như kẻ khác nhìn chúng ta, thì vết thương sẽ không bao giờ được lành, và chúng ta đời đời sống trong phân li và ngăn cách.”
Ở tút “thất vọng-1”, tôi viết: “…do đã quá thất vọng, và cảm thấy bất lực trước hiện trạng Halau janưng, nên anh em mới đi một nước cờ như thế.”
Câu hỏi đặt ra: Trí thức có phải thất vọng như thế về Halau janưng mình không?
Khác đi, ta có biết các vị Halau janưng Ahiêr Awal cũng rất thất vọng với trí thức? Hay cứ thử tự cật vấn ngược lại: Trí thức chúng ta đã có thái độ đầy đủ, và xứng đáng chưa? Trả lời: Chưa!
Tạm lướt qua vài điểm…
Chúng ta đến [hay dẫn đoàn nước ngoài đến] nghiên cứu đã đời rồi quay lưng đi. Một ít tiền quà, không; thậm chí một lời cảm ơn cũng không. nói chi đến thành quả nghiên cứu kia quay trở lại phục vụ cho việc hành đạo.
Đó là chưa kể ngay trong giới trí thức đã rất phân hóa. Phân hóa và cãi vã, thì lấy gì quý Halau janưng làm tin!
Xin lấy ví dụ gần nhất.
Con gái một “trí thức” Cham Ahiêr lấy chồng Cham Islam. Đám cưới tổ chức tại làng Cham Ahiêr Hamu Tanran, vậy mà gia đình đã mổ cặp bò NGAY TRONG PALEI AHIÊR để làm tiệc đãi khách.
Ngày 2-2-2020, tại Lễ Pôk Baic ở Chakleng, tôi hỏi vị Adhya Hamu Tanran rằng, Pô nghĩ sao? Pô lắc đầu buồn bã trả lời: Chịu thôi!
Câu chuyện nói lên thái độ và hành xử của một trí thức khiến làng Cham xôn xao, và Cả sư BẤT LỰC & THẤT VỌNG. Không phải sao?
Ta có thể hỏi ngược lại:
– Nếu đám cưới tổ chức tại palei Cham Awal, ông có dám mổ heo ở đó không? Bà con Cham Islam có cho phép ông làm thế không?
Một hành xử vừa phản nhân tâm lẫn nhân văn. Tại sao?
Không lạ, khi Chế Bồng Nga Pô Bin Thôr “lệnh” (patrun gon) cho binh sĩ kiêng cả thịt heo lẫn thịt bò, để đoàn kết lực lượng. Tục này hiện palei Bal Riya còn tuân thủ.
Càng không lạ, khi hầu hết lễ tục Cham Ahiêr cũng thế, ngoài nghi lễ thuần Bà-la-môn. Và nhất là mọi lễ cứng tế trên tháp tuyệt đối không có thịt heo.
Tinh thần Pô Rômê và quy ước tôn giáo Ahiêr Awal nhắn hai bộ phận Cham biết NHƯỜNG nhau. Anh nhường em, và em nhường anh, để ta cùng sống hòa thuận.
Bốn thế kỉ qua ông bà ta làm được, hôm nay – tại sao?
Bài học chưa lâu lắc là bao: Vụ vụ cũ ở Mỹ, lễ Katê sau mấy bận NHƯỜNG, lần đó có sinh linh Cham ngoài Muslim đã mang “đầu heo” đến bàn tiệc chung, và cho rằng “phần anh anh dùng, phần tôi tôi xơi”. Thế là “khối đoàn kết” cộng đồng Cham hải ngoại giai đoạn đầu, vỡ nát!