[hay Từ Philippines đến Tôn Pho, Thak Wa & Ikan Krwak]
Cơn giận của Achille tiếng lưu danh sử sách, đã tạo cảm hứng sáng tạo cho vô số văn nghệ sĩ; Cham thì khác…
- Chuyện kể, khoảng thế kỉ XI, người Cham (“Men of Champa”) là dân nước ngoài đầu tiên đến định cư đảo Sulu – Philippines. Ở đó, Cham dựng lên vài thị trấn và thực hiện nhiều cải tiến quan trọng. Thị trấn nhanh chóng phồn thịnh khiến dân bản địa ganh ghét. Ghen tị, từ quấy phá thành xung đột. Cuối cùng một cuộc chiến khốc liệt nổ ra, Orang Dampuan (Cham) tàn sát người bản địa, thiêu rụi thị trấn và rút khỏi hòn đảo, chuyển tất cả về Nam. Để rồi tất cả nghèo… như nhau!
Tại sao không tìm cách thỏa hiệp?
Ngoài kia là vậy, nơi mảnh đất ông bà mình thế nào?
- Minh Mạng lên ngôi vua thực hiện chính sách vô cùng hà khắc với Cham. Giận dữ – Tôn Pho, một chức sắc Cham từ đất Khmer thân hành qua cố quốc khởi nghĩa. Họp quân tập dượt chưa đầy tháng liền khai chiến. Thất bại te tua, để chính binh lính ông quay sang nguyền rủa thủ lĩnh mình (xem Inrasara, Văn học Cham khái luận, 1994.)
MM xóa sổ “Champa” chưa được bao lâu, năm 1834, Katip Thak Wa người Văn Lâm lại dấy binh. Sau vài chiến thắng nhỏ lẻ, cuối cùng đoàn quân ô hợp bị bại không là chuyện lạ. Con dân Cham nhận hậu quả nặng nề. Thời buổi ấy,
– Cham còn một dúm nhỏ, hãi quân MM như lũ gà khiếp loài ó, nói chi đánh nhau;
– Ai không theo ta là hàng giặc, Thak Wa tuyên thế và sát hại thẳng tay (xem CPK) – khốn thay;
– Cham hoảng quá, qua năn nỉ vị Imưm là anh ruột Thak Wa mong giãi bày cho người em hiểu, Thak Wa chẳng những không nghe mà còn dựng cột trói ông anh lại, chém trước sự chứng kiến của dân làng, ngay buổi xuất quân.
Thak Wa có là anh hùng?
Ừ, cứ cho là vậy. Luận anh hùng đâu phải chuyện thành bại, mà ở hành động có thuận lòng dân không. Ở đây,
– đội binh được tập hợp từ nhiều sắc dân khác nhau, chọi sao lại với quân chính qui của MM;
– trong lúc quân MM trang bị khá hiện đại, mình ngược lại, còn hơn cả thô sơ;
– riêng LÒNG DÂN thì ôi thôi!
Căm giận và duy ý chí đẩy cả dân tộc vào chỗ chết. Khi tờ chiếu vua Thiệu Trị kêu Cham xuống núi, Ninh Thuận chỉ đếm được 5.000 mạng. Thảm không!?
- Sang 75 cũng hệt với phong trào Ikan Krwak. Vụ này tôi vài lần đề cập, không lặp lại. Chỉ biết, người Cham khi ấy đã gặp may.
Thời Lê Duẩn ít nhiều có tội với văn hóa [đốt khổi tài liệu quý ở Trung tâm Văn hóa Chàm – Phan Rang] thì rõ rồi, nhưng chính ông – bởi tinh thần giáo điều – đã cứu sống bao nhiêu sinh linh Cham. Giới có học kể, khi hầu hết “lính” Ikan Krwak xuống núi, ông hỏi người trách nhiệm rằng họ thuộc giai cấp nào thì được trả lời, bần cố nông. Thả, thả hết! Thế là Cham thoát.
*
https://www.globalsecurity.org/military/world/philippines/history-sulu-sultanate.htm
“Tư liệu đáng tin cậy nhất trong truyền thống thời tiền Mahommedan của Sulu cho biết những người nước ngoài văn minh đầu tiên thiết lập một khu định cư ở hòn đảo, đó là Orang Dampuan. Thời điểm ban đầu xác định Orang Dampuan ở Sulu vẫn chưa chắc chắn, có lẽ giữa thế kỉ IX và thế kỉ XII, mặc dù tàu Trung Quốc hoặc Ả Rập được cho là đã giao dịch ở đây trước đó. Người Orang Dampuan xây dựng một số thị trấn và thực hiện những cải tiến khác, sau đó đã bị người dân bản địa ghen tị. Cuối cùng, một bộ phận “người nước ngoài” bị giết hại thảm hại, và cuộc chiến khốc liệt diễn ra; kết quả là sau khi giết chết càng nhiều càng tốt của người dân bản địa, Orang Dampuan đốt cháy thị trấn của họ và rút khỏi hòn đảo (…)
Truyền thống Sulu còn giữ lại rất ít dấu vết Orang Dampuan, qua đối sánh một số phương ngữ của Philippines, người ta đoán có thể là Orang Dampuan chỉ đơn thuần là “Men of Champa”, và mục đích chính của họ ở Sulu là thiết lập một trạm giao dịch.”
Giải sân hận.14bis- TWƠN PHAUW & CUỘC CHIẾN VÌ DANH DỰ
Serie “Giải sân hận” chủ yếu là để… giải sân hận, chứ không ngược lại.
Ở đó có vài chủ đề nhạy cảm cần đến giải minh. “Cơn giận của Cham” là một. Dẫn chứng 4 “cơn giận” ở các thời kì lịch sử khác nhau, với vài phân tích và gợi mở chủ yếu giúp sinh linh Cham thấy rõ vấn đề, rút ra bài học lịch sử, để có thể KHÔN hơn chút chút.
Viết, hay đưa ra một ví dụ nào đó minh chứng cho luận điểm, tôi cố gắng dùng chữ trung tính nhất có thể, để cho sự kiện cùng phân tích nói lên ý kiến của mình.
Ngay cuộc nổi dậy của Twơn Phauw “Giải sân hận.14” có nhắc đến, dù tác giả “trường ca” và cả nhân vật [tức nghĩa quân TP] đưa nhận xét không hay về ông, tôi vẫn cứ để cho sự kiện “nói chuyện” mà không can thiệp.
Sau đây là ví dụ (lược trích Inrasara, Văn học Cham khái luận, nxb Tri Thức tái bản 2009).
*
Trường ca Ariya Twơn Phauw được viết đầu thế kỉ XIX, kể lại cuộc nổi dậy của Twơn Phauw ở cuối thế kỉ XVIII. Nghĩa quân TP di chuyển lên xuống: Tánh Linh, Malâm, Nông Tang, Nhơn Thuận thuộc Hàm Thuận bây giờ, và là khu vực cư trú chính của người Raglai, Churu, Kơho.
- Con người và tính cách của Twơn Phauw:
Twơn Phauw lac nhu mai mưng Mưkah: Twơn Phauw bảo rằng: ông ta đến từ xứ Mecca
Twơn Phauw nhu lac anưk Ppo Gihluw: Twơn Phauw bảo ông ta là con vua Trầm/ Sứ thần Allah phái về phục hồi Vương quốc.
Twơn Phauw nhu ngap bhorathik ka ra glơng/ Abih drei bboh xaglơng on tabwơn ew ppo: Twơn Phauw biểu diễn nhiều phép lạ/ Quần chúng thấy tận mắt, phấn khởi tôn ông ta là Ngài.
Twơn Phauw ngap kalan piơh angan/ Tagok pataw dalipan harei ka baul ew norapat: Twơn Phauw cho xây tháp lưu danh/ Lên ngôi trong tám ngày cho nhân dân gọi: Hoàng đế
- Đội quân Twơn Phauw
Lên ngôi tám ngày, vội vã tập hợp lực lượng, vội vàng luyện quân, liền xuống lệnh công đồn ở Lạc Tánh! Ngay trận đầu tiên, nghĩa quân bị đánh bại. Rồi trận thứ hai, ông mang quân đánh ra Phan Rang, lần nữa bị bại. Tới làng Jawi (làng Churu), TP quyết dàn quân đánh trận quyết định, nhưng binh lính lúc này đã mất hết khí thế.
Dwei thruk min tatơk drei jan: Lên dây cung nhưng tay lại run rẩy
Talơh jauk tabik tanan đwơc tagok klak rilauw: Sút gùi thịt rơi đổ, họ bỏ chạy lên núi
TP có phép lạ, mà sao đánh đâu thua đấy. Họ quay trở lại nguyền rủa thủ lĩnh của mình:
Dom Cru, Raglai, Cam, Kahauw/ Nhu chap hatơm Twơn Phauw, sunit ginrơh hagait yuw ni: Người Churu, Raglai, Cham, Kaho/ Rủa sả Twơn Phauw: rằng tài phép sao ra nông nỗi này.
Takai đwơc min pabah tapah xari: Chân chạy mà miệng thề rằng sẽ không bao giờ [tham gia]nữa.
Likuw ppo jwai ppamưtai dahlak yuw asuw: Xin ngài đừng giết chúng tôi như giết chó.
- Kết cục
Baul Cam, Cru, Kahauw ribuw ribuw: Mưsuh hapak jang o thuw, Twơn Phauw jang o bboh: Quân Cham, Churu, Kơho vạn ngàn/ Chiến đấu nơi nào cũng không hiểu, Twơn Phauw đi đâu cũng chẳng thấy
Cuộc nổi dậy dừng ở đây. Sức người sức của một nhúm dân khổ có giới hạn của nó, nhưng hậu quả của cuộc nổi dậy thì không biết đâu mà lường. Mọi lời than oán đều đổ dồn vào Twơn Phauw.
Twơn Phauw bị thương, và lên ngựa bỏ đi mất, lời nhắn ở lại: ông đã CHIẾN ĐẤU VÌ DANH DỰ.
Mưyah jơl nưgar halei, min drei nhu kađa: Dù mình có thất bại nhưng họ nể trọng mình.
Đó là điểm sáng duy nhất của tác phẩm thế sự này. Cham nghĩ: có một tấm lòng thôi chưa đủ. Vì biết đâu, chính tấm lòng này, nếu không có được một tầm nhìn rộng và xa hỗ trợ [như Glơng Anak], nó quay giáo làm hại chúng ta không ít.