Cham sống sót, làm gì?-1. KHI NÔNG NGHIỆP TANH BÀNH

Đây là serie tham vọng đặt vấn đề nền tảng qua cái nhìn toàn cảnh xã hội Cham trong lòng đất nước Việt Nam: Cham đã sống sót, vì đâu? Và Cham cần làm gì, để sống sót, ngày mai? Giải đáp câu hỏi này không là chuyện của một người hay một nhóm người, mà là của cả cộng đồng. Thao tác nêu vấn đề chỉ nên được xem như một gợi mở…

1. Việt Nam đến hôm nay vẫn là nước nông nghiệp, nhưng nông nghiệp đang tanh bành…
Báo Dantri ngày 9-6-2018 giật tít: Khoai lang rớt giá mạnh, “30 kg khoai mới đổi được tô phở”. Là câu chuyện ở miền Tây. Nhìn lên Tây nguyên,
Trang Laodong.vn, 20-6-2018, cụ thể hơn: Nhiều mặt hàng nông sản ở Đà Lạt, trong đó có cà-rốt đang trong tình trạng rớt giá thảm, nông dân rơi vào cảnh điêu đứng; nhiều chủ quầy trong chợ nông sản Đà Lạt lâm vào cảnh nợ nần phải “bỏ chạy”.
Đi xuống cực nam miền Trung, Soha.vn, 7-10-2018 cho biết: Giá thanh long Bình Thuận chỉ còn 500 đồng/kg vẫn không người mua. Xa hơn, ở duyên hải Quảng Ngãi…
RFA, 10-11-2018: Tỏi Trung Quốc có thể vượt 15 hải lý để vào đảo và đóng vai tỏi Lý Sơn với giá rẻ bèo: từ 80.000 xuống còn 40.000đ/kg, đẩy củ tỏi Lý Sơn rơi vào tình trạng mất thị trường. Người nông dân Lý Sơn điêu đứng.
Việt Nam đã vậy, Cham trong lòng Việt Nam càng thê thảm hơn.

2. Cham bám đất, mà đất hôm nay cũng đang tanh bành
Tanh bành cho đến tận thôn xóm hẻo lánh nhất…
FB Không Bốn ngày 2-11-2018 đưa tin “khu đất cụm xã Núi Tháp, phía tây thôn Hậu Sanh” – một làng thuộc diện vùng sâu vùng xa của Cham bị “đem ra thị trường lớn để đấu giá mà không bán cho dân làng”.
Cạnh đó, cả vùng đất rộng lớn ở phía tây Hữu Đức, làng lớn nhất Cham được/ bị các công ty điện mặt trời mua đứt mang nguy cơ tiệt đường sống của ngành chăn nuôi dân quê.
Ở miệt nam, đa phần đất hai palei Hiếu Thiện lẫn Vụ Bổn bị nhiễm mặn; khu vực phía Bắc như Phước Nhơn, An Nhơn, Bính Nghĩa cũng rơi vào cảnh tương tự, hoặc do “quy hoạch” hoặc tự bà con mang bán.

3. Đất lành thì ở, đất lở thì đi – người Việt nói thế. Cham thì khác: đất lở, Cham chưa chắc đã bỏ đi, bởi Cham quan niệm rất khác về đất.
Nếu trước đây – thời Minh Mạng, khi đất bị vây khốn theo kiểu “di graup tapiên ra ppavang” (Ariya Glang Anak), nhưng rồi Cham cũng đã lọt sàng sống sót. Còn hôm nay, Cham bị bao vây kiểu khác, hiện đại hơn và mang nguy cơ cao hơn; vậy đâu là đường sống sót cho Cham – là câu hỏi phải được đặt ra ngay từ bây giờ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *