[“Kẻ cả đời không làm nổi một câu thơ ra hồn thì chớ nên đi phê bình thơ”, có là một ngụy biện?]
Thủ thuật Ngụy biện được hệ thống hóa từ thời Aristotle, rồi được chính sửa, bổ sung qua nhiều thời đại sau đó. Nhắc lại nó ở đây không gì thừa hơn. Thế nên, “Em tập phản biện” chỉ nhấn vào trường hợp cụ thể qua câu chuyện của hôm nay, từ đó phân tích và minh giải, tìm ra cái thật của sự thể bị lấp liếm.
Ở chiều ngược lại, phản biện dễ thành ngụy biện mà ta không biết, hoặc biết nhưng cố tình… ngụy biện. Ngụy biện dẫu có biến tướng tới đâu vẫn có thể quy vào 2 mối:
1. Ngụy biện trung tâm, tức ngụy biện ở LUẬN ĐIỂM
– Thấy sai, tìm cách né tránh luận điểm đang bàn;
– Biến phụ thành chính, rồi bàn tập trung vào cái phụ kia;
– Về ngôn từ, chẻ sợi tóc làm tư, hay lái độc giả hiểu theo nghĩa khác;
– Bóp méo hay nâng quan điểm của đối tượng: Ông phản đối dự án của Chính phủ tức là ông chống Đảng và Nhà nước;
– Viện dẫn bằng chứng mơ hồ, nguồn tin không đáng tin cậy, hoặc tạo chứng cứ giả; hay viện đến nhân vật uy tín nhưng nặc danh: “Một nhà phê bình hàng đầu hiện nay cũng đồng ý rằng…”
– Suy diễn ẩu, kết luận vội;
– Ngụy biện quy kết kiểu trắng-đen: “CPK đại diện cho tiếng nói Cham, ông phản đối CPK nghĩa là ông chống dân tộc Cham, chứ không thể khác”.
2. Ngụy biên ngoại vi, là ngụy biện BÊN NGOÀI luận điểm.
– Tấn công vào tình cảm, bằng cách: Đánh vào đời tư của đối thủ: “Đạo đức hắn như thế thì làm gì bàn về giáo dục”; Hay huy động đến tình cảm cộng đồng: “Người hi sinh cả đời cho dân tộc, sao ông lại phê phán như thế”.
– Vận dụng thế lực ngoại vi, như: Bằng cấp: “Ông cỡ nào mà trao đổi với tiến sĩ”; Công trạng: “Viết được các công trình như người ta đi rồi hẵng nói”; Nhân danh số đông: “Đại đa số độc giả Việt Nam không chấp nhận hậu hiện đại”; Ngoài ra ngụy biện còn xài đến uy thế của tuổi tác, danh vị ngoài lề [vụ việc cộng đồng mà giới thiệu cứ hô “tiến sĩ văn học”!]…
– Xảo ngữ
Ngoài ăn nói to mồm để lấn đài, hay chế giễu thô bạo khiến đối phương lúng túng, kẻ ngụy biện còn dùng cụm từ làm sẵn áp chế đối phương, như:
“Lẽ ra tôi không nói, do anh chị em kêu, tôi mới trao đổi với ông”; “Biết gì mà nói”; “Con lạy các thánh”; “Lẽ nào một công dân bình thường lại đi vu khống công an để mang vạ vào thân”.
Còn đối với những chứng cứ chưa đủ hoặc chứa nhận biết rộng rãi, hoặc giả sử có/ có thể không nhưng lại “nhân danh” chẳng hạn: “Chúng tôi đại diện “Thượng Đế” tức “Chỉ có đúng” tức “Chân lý”, thì lý luận đó đang thuộc dạng mà chúng ta có thể phân tích hoặc đưa vào dạng như thế nào ạ? Kính!