1. Năm kia, vụ Đàng Ngọc Thủy vừa bật ra, 2 bạn trẻ Cham hỏi, giọng mỉa mai: “Các vị khoa bảng Chàm đâu rồi, hay mấy ông lo phục vụ chế độ?”, “Các trí thức, những người ăn nên làm ra, tiến sĩ và các nhà khoe học đâu hết rồi, hay các ông lo làm nghiên cứu?”
Còn với các quan chức Cham, 1 bạn nữ căng hơn nữa, kêu họ là: “Một lũ bù nhìn”(1).
Có cần thiết la lối như thế không? Chú ý: Vụ này TÔI VÀO CUỘC, NHƯNG TÔI VẪN LÊN TIẾNG BÊNH CÁC ANH ĐỨNG NGOÀI. Vì sao? Tôi viết:
“Tiếng nói trí thức là tiếng nói tự nguyện. Chúng ta chỉ có thể yêu cầu họ tiếp sức, chứ không gì khác. Các bạn có thể nêu đích danh, kêu gọi họ góp tiếng nói cùng các bạn”.
Vụ ĐNT kết thúc, tôi rút ra 2 chi tiết sai lầm làm bài học:
– Khởi điểm bằng oán trách, mỉa mai, chưởi bới là sai. Vô hình trung, ta TỰ XÉ LẺ ta rất vô ích.
– Vụ việc mình nghĩ nó TO, nhưng có người cho là NHỎ. Cộng đồng đâu phải ai cũng nghĩ giống nhau.
Tốt hơn cả là kịp thời THÔNG TIN & kêu gọi HỖ TRỢ. Vậy mà hôm nay, ta vẫn chưa THUỘC bài học nhỏ đó. Nay nhắc lại để ta cùng ÔN TẬP.
2. Vụ Acar-NNQ. Tôi đang bàn về “Em tập phản biện” thì một bạn còm: “Sao chuyện Cham không lo, mà đi lo chuyện Yuon”, và dỗi: “vậy anh cứ lo nghiên cứu đi?”. Viết 1 câu văn, bạn này phạm 3 lỗi:
– Lỗi về nhận diện: “Em tập phản biện” với các dẫn chứng cụ thể, là nói về Việt Nam trong đó CÓ CẢ CHAM. Thực tế bài viết minh chứng nhiều điều từ cộng đồng Cham.
– Lỗi về nhận định: Bạn nghĩ đó là vấn đề nóng, tôi thì không(2). Tôi chỉ cho là nóng, khi đó là sự kiện tác động lớn [Vụ Điện hạt nhân], sự cố mang tính khu vực [Ghur Darak Neh], vấn đề tập thể [Trường Nội trú Dân tộc], và dù sự việc của một palei nhưng có nguy cơ lớn và nhất là khi được yêu cầu [Kut Boh Dana]. Còn chuyện “cá nhân” như ở đây, ai quan tâm thì lên tiếng. Đâu phải cứ kéo tất cả mọi người vào cuộc.
(Đối chiếu với vụ ĐNT, tôi không oán trách người đứng ngoài, là vậy. Ví dụ khác: Sự kiện Dự án ĐHN, nhiều người thân, người thầy, bạn bè tôi không ý kiến, không kí tên phản đối, tôi không một tiếng nhắc nhở họ nữa là, chớ đừng nói trách oán hay la lối họ).
– Hỏng về giọng điệu. Trên đây là giọng TRÁCH MÓC. Nếu bạn thấy đó là vấn đề nóng, vụ việc có thể ai đó chưa biết, bạn hãy cho họ biết, và YÊU CẦU góp thêm tiếng nói.
3. Chỉ khi ta có thái độ khôn ngoan & đúng mực, nhiều tiếng nói mới GÓP GIÓ THÀNH BÃO. Và cái cuối cùng đạt được là: HIỆU QUẢ.
____
(1) Thực tế vụ này, có 2 vị không “bù nhìn” mà đang lo với tôi. Ta chưởi họ “bù nhìn” là hỗn, trong khi “họ” tuổi anh chị, cha chú mình. Ví dụ Chakleng, các anh Thính, Ngọc, Bẩm, Độ… toàn là cán bộ Nhà nước, nếu họ không “góp lời” với tôi về vụ tôi cho là “nóng” mà tôi chưởi họ, hỏi sau đó tôi còn dám nhìn mặt họ không? Tôi có thể kêu gọi họ góp sức với tôi chuyện cộng đồng không? Trong khi chính các anh đã và đang giúp cho cộng đồng rất nhiều.
(2) Tôi biết vụ này trước tất cả mọi người, biết tự căn cơ. Dù cho nó là NHÍ, nhưng nó vô cùng TẾ NHỊ, dễ thành nghiêm trọng nếu ta không biết xử lí. Tế nhị từ phía chức sắc TÔN GIÁO.
Về chức sắc tôn giáo Cham, tôi biết có không ít “trí thức” thường đàm tiếu, thậm chí phê bình nặng lời, riêng tôi TUYẾT ĐỐI không có lời phê phán hay chê bai, ngoài đời lẫn trang viết. Mà nhẹ nhàng, vui vẻ tiếp cận các vị.
Ngay Adhya Đô, dù khá thân mật, đến hôm nay tôi vẫn chưa DÁM gặp mặt để làm việc nghiêm túc. Bởi tôi vẫn chưa tin mình đủ lí lẽ để thuyết phục bác ấy nghe theo mình.