Một nhà phê bình viết (2017): “Nếu tài năng văn chương, năng lực phê bình thơ của Inrasara chỉ có thể ngang tầm với “cái sự đái” của Nguyễn Thị Hoàng Bắc (tức là cao hơn “ngọn cỏ” một chút) thì có thể hiểu chính cái gọi là “Hậu hiện đại” đã làm suy đồi một “nhà thơ” từng đạt nhiều giải thưởng của dòng chính lưu như thế nào. Đáng tiếc thay!”
Nỗi “đáng tiếc” được moi ra từ bài phê bình của tôi về bài thơ “Ngọn cỏ” của Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Tóm ý chính.
Cha ông Việt đã có phân biệt đối xử giới tính qua tục ngữ: Đàn bà đái không qua ngọn cỏ. Kĩ thuật hiện đại ban cho [chung, vô phân biệt] cái bồn cầu, qua đó người nữ không phải ra bãi cỏ nữa. Sự đái của người nữ được giải phóng, và ngọn cỏ cũng thoát khỏi phận bị mang ra ví với sự đái của người nữ: nó được giải phóng đồng thời – Ngọn cỏ thành “ngọn cỏ gió đùa”!
“Ngọn cỏ” của Nguyễn Thị Hoàng Bắc, siêu là vậy. Tôi diễn giải nó, có thể không hay, hoặc thậm chí: sai.
Nhà phê bình này không [dám, khả năng] phản biện chính luận điểm tôi, mà đi lạc đề về cõi đạo đức”. Đồng hóa “tài năng văn chương, năng lực phê bình” của tôi với “cái sự đái” của đàn bà.
Từ đó kết luận: “Hậu hiện đại làm suy đồi một “nhà thơ” từng đạt nhiều giải thưởng của dòng chính lưu”.
Lạc đề là vậy. Bất lực trong tranh luận nên mới lạc đề – một lạc đề ý đồ hạ điểm đạo đức, qua đó hi vọng vượt qua luận điểm của đối tượng. Sức mấy!