Em tập phản biện-09. NGƯỜI TA CHỈ THẤY NHỮNG GÌ HỌ MUỐN THẤY

[“You only see what your eyes want to see” (từ ca từ Madonna): Từ chợ văn Việt đến ao làng chữ nghĩa Cham]

1. Chuyện văn giới Việt Nam
Một nhà muốn phê phán tôi, cho rằng tôi coi “mỉa mai bỡn cợt hay nhại là phẩm chất riêng của văn chương hậu hiện đại”. Bài đăng báo to chớ chẳng chơi. Khi tôi vặn lại: Bạn “đào đâu ra nhận định quái gở kia”, nhà này lỉnh mất!(*)
Nhà phê bình này thấy những gì mình MUỐN THẤY, từ đó tưởng tượng quan điểm đẩu đâu tùy tiện mang gắn vào ngực tôi.

Nhà phê bình khác phê bình một dịch giả Việt hải ngoại, viết: “… năm 2004, dịch giả trên nói: “Tôi tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam”, nhưng 12 năm đã qua vẫn chưa thấy lối viết hậu hiện đại “trở nên phổ biến ở Việt Nam”.
Thực tế, lối viết hậu hiện đại đã tràn lan ở Việt Nam, vậy mà ông không thấy. Nghĩa là ông không thấy những gì ông KHÔNG MUỐN THẤY.

2. Ở Tây phương tk XVIII
Giai thoại kể 3 gia nhân của triết gia nọ chạy ra ngoài ngõ xem 1 vụ cãi lộn của 2 láng giềng [A & B], trong khi ông ngồi trên gác xem. Khi chúng quay về, ông kêu chúng kể sự vụ vừa chứng kiến, thế là mỗi đứa [C1, C2 và C3] kể mỗi kiểu. Tại sao?
– Do không thể bao quát toàn cảnh, mỗi đứa chỉ nhìn thấy từ góc nhìn của mình;
– Kể do yêu ghét khác nhau [láng giềng biết mặt nhau mà];
– Kể bằng ngôn từ và giọng điệu khác nhau.
Bên thứ ba [C] kể về [A & B] mà đã vậy, huống hồ bảo [A] và [B] là hai kẻ mới cãi lộn kể về nhau. Sai lệch là cái chắc. Và ông mỉa rằng đấy chính là lịch sử. Triết gia này kết: “lịch sử” đầy chủ quan.

3. Lịch sử có thể khách quan được không?
Vẫn có thể, đương nhiên không thể đòi hỏi 100%.
Tôi thử tưởng tượng: Ngày hôm sau, triết gia kêu cả 3 lại, bảo họ kể lần nữa, và dặn: Cố gắng kể chi tiết nhất, đừng cho tình cảm yêu ghét chi phối, và bằng ngôn từ trung tính nhất có thể. Ông tổng kết tất cả lại, thì tạm ổn.

4. Đối sánh với vụ Acar-NNQ & ca-Nam (nên xem đây chỉ là ví dụ so sánh để hiểu).
Acar-NNQ [A] và ca-Nam [B] “cãi” nhau trước sự chứng kiến của Imưm-Đ [C].
– Acar-NNQ [A] kể. Để tìm sự ủng hộ của BFkers [ai mà chả ghét công an!], chắc chắn [A] phải thêm nhiều mắm muối (chi tiết, ngôn từ và giọng điệu), dù sau đó [A] biết mắm muối này có thể gây hại cho chính mình.
– Giả dụ hai bên lôi nhau “ra Tòa”, khi ca-Nam [B] kể, anh cũng sẽ gia giảm nhiều về lời lẽ lỡ nói ra, nếu có.
– Còn Imưm-Đ [C], do vị nể chức vụ của [B] và ỷ thế mình là thầy của [A], cũng phần nào kể trại đi không ít.
Sử gia mà nghe 1 trong 3 để viết sử, thì tiêu sớm.
Còn phản ứng của “khán giả” chứng kiến vụ việc thì sao? Ngoài Stts và comments, tôi có thử “phỏng vấn” mươi nhân vật biết chuyện. Bởi tâm lí chung của con người là: TIN NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN TIN, nên mỗi sinh linh phản ứng mỗi kiểu.

Voltaire: Sử gia phải là một triết gia.
Hắn CẦN BÌNH TĨNH tổng hợp tất cả chúng lại, sau đó dùng trí thông minh suy luận, thì mới mong có 1 chuyện kể tương đối khách quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *