VỤ ACAR NGUYỄN NGỌC QUỲNH

CÔNG AN HĂM DỌA VỊ CHỨC SẮC CHAM BÀ-NI

Lẽ ra tôi không có ý kiến về vụ này, kẹt nỗi nó lại rơi đúng vào hệ thống “Em tập phản biện” đang chạy, nên có lời góp [buồn] vui. Phim hơi dài, bà con chịu khó ngồi cho đến màn cuối. Chuyện như vầy:

1. Sáng thứ Hai, một bạn FB chat hỏi tôi về vụ Stt Acar Nguyễn Ngọc Quỳnh palei Phước Nhơn cáo giác một anh an ninh bên tôn giáo tỉnh Ninh Thuận “hỗn hào” và hăm dọa anh. Tôi bảo ít theo dõi FB, nên không biết. Bạn này [vai cháu] mới copy gửi cho tôi xem. Tôi bảo:
– Chuyện cá nhân, chả có gì to tát đâu.
Hôm sau, hai tin nhắn từ số phone lạ: Một kêu tôi phải lên tiếng, một chưởi tôi sao lại im lặng trước đồng tộc bị ức hiếp. Họ làm như tôi là Đại biểu Quốc hội ăn lương dân chuyên lo vụ việc Cham không bằng!
Chưa dừng lại ở đó, chiều nay thứ Tư, nhà thơ Chế Mỹ Lan còm trên FB tôi, rằng:
– Tại sao chuyện nóng Cham không lo, mà đi lo chuyện Yuon?
– Chuyện nóng nào nhỉ? – Tôi hỏi.
– Anh không quan tâm hay anh giả vờ?
Tôi mới bảo, CML nêu chuyện nóng đó ra đi. Cô nàng dỗi, viết: thôi đi Nhà Nghiên cứu. Thế là tôi chuyển hệ qua chat, nhắn CML nên xóa còm trên FB, bởi nó lạc đề, hơn nữa FB tôi nhiều người ngoài Cham đọc. Ở hệ chat, tôi bảo các vấn đề Cham tôi đều hay, và nếu cần tôi lên tiếng từ vụ lớn [như ĐHN] đến vụ nhỏ nhất [như chuyện sinh linh Cham mất tích]. Cái nóng mà CML kêu, tôi hoàn toàn không biết, thì lạ. Còn nếu bảo vụ Acar-Công an là nóng, thì đó là nóng RỞM.
Tôi tính giải thích thêm về “rởm” thì chat “đóng”: CML hủy kết bạn. Mèng, hủy hay kết là vấn đề của bạn ấy, chứ không của tôi. [chuyển màn 2…]

2. Quan điểm của tôi
– Tôi là nhà văn [thời] hậu hiện đại, tôi không chỉ “lo” cho Cham [như chuyện Ghur Bini], mà lo cho Việt Nam [vụ Formosa], và cho cả… thế giới [về thổ dân châu Úc hay nữ thi sĩ Afghanistan bị sát hại]. Đó là thật chớ chả đùa. Đơn giản, bởi tôi là kẻ Chàm sống trong đất nước Việt Nam ngụ cư trên trái đất này. Đời và văn tôi vận hành theo đúng quan điểm đó.
– Với Cham, có thể nói tôi hiểu đời sống dân tộc mình như lòng bàn tay. Nhà văn là kẻ lưu trữ kí ức dân tộc, – tôi từng tuyên vậy, và làm hệt vậy.
– Tôi là nhà văn-trí thức, nên mọi mọi vấn đề Cham tôi đều lên tiếng, và khi lên tiếng – tôi theo đuổi đến cùng.
[Ví dụ vụ Trường Nội trú Dân tộc Ninh Phước, khi có bạn thuộc ngành Giáo dục kêu Sở đã giải quyết rồi, sao Sara mãi rên? Tôi mới đòi: Vậy thì cần công khai văn bản đó ra. Tại sao? Nếu Hiệu phó đúng, thì báo Đại Đoàn Kết phải chính thức xin lỗi “đồng chí” ấy; còn nếu ấy sai, ông ta phải xin lỗi bà con Cham, phục chức cho giáo viên mà ấy đuổi, riêng cá nhân ấy ấy phải chịu kỉ luật. Rốt cùng Sở chỉ “đuổi” ông ta đi khỏi Trường… để qua làm Hiệu trưởng trường khác].
– Tất tần tật vụ Cham tôi đều lên tiếng, ngoài trừ chuyện cá nhân, chỉ khi cá nhân nào đó yêu cầu, tôi mới vào cuộc.

3. Vụ Acar Nguyễn Ngọc Quỳnh
Chuyện vị Acar này kể, đọc xong bản FBker gửi, tôi không để tâm. Chỉ sau khi có 4 Cham kêu nó “nóng”, tôi mới tìm hiểu.
[Tại sao không để tâm? Kinh nghiệm từ vụ năm ngoái với một vị Cham thuộc ngành giáo dục, nếu tôi tin nghe ngay, không chịu đối chứng với ba nguồn khác, mà vội lên tiếng thì tôi đã HỐ TO! Lên tiếng sai 1-2 lần, thì ma nào còn tin lời ông Inrasara nữa. Mà đâu phải hễ Cham là ta bênh nhau?]
Chuyện này, qua phone, tôi nhận tin từ 2 NGUỒN KHÁC, kể hoàn toàn khác Acar NNQ.

TẬP PHẢN BIỆN
Thứ 1. Nghe một chiều mà tin ngay, chỉ có NGỐC. Phản ứng bốc đồng bằng lời lẽ to con trái tai thì càng ngốc nữa. Tố cáo ai đó thì dễ, hiểu vấn đề mới khó.
Ngay cả với 2 thông tin trái chiều trên, ta cũng chưa vội tin, mà cần: Hội đồng Sư cả Bà-ni vào cuộc, làm việc cụ thể với 3 đối tượng: Po Imưm Điệp là thầy Acar + vị Acar NNQ + anh Nam an ninh, rồi thông báo chính thức ra công chúng. Qua đó ta mới rõ chuyện phải trái.

Thứ 2. Về chung: Nhiều người không ưa Cộng sản, hoặc sống trong đất nước dân chủ nhưng lại có suy nghĩ hệt CS! Rằng hễ công an bắt là có tội. Có thế đâu. Cần ra tòa, nghe tiếng nói cả bên “nguyên” lẫn bên “bị”, có luật sư bào chữa, để cuối rốt khi Tòa kết luận, đối tượng mới được/ bị tuyên có TỘI hay không.

Thứ 3. Biết tin, đưa thông tin ra dư luận là cần. Rất cần nữa là khác. Nhưng khi sự vụ còn mù mờ, thận trọng về lời lẽ và thái độ thì không thừa. Trí thức, nhà báo nghiêng về phía ngoại vi, phía yếu là đúng, dẫu sao khi đưa tin cần giữ thái độ khách quan nhất có thể.

Thứ 4. Cần học công bằng với mọi người, với người Việt lẫn với kẻ Chàm. Công bằng cả với kẻ thù, thì kẻ thù mới ngán ta. Chớ nếu cứ nhắm mắt theo nhau [Cham, Việt hay bất kì dân tộc nào cũng thế], bạn không thể lớn để thành… NGƯỜI.

THIẾU HIỂU BIẾT, NỊNH, HÈN & PHƯƠNG THUỐC NGỪA

1. VỤ ACAR & CÔNG AN vừa qua, có 3 bên can dự.
Ta đã đọc lời bên “nguyên” là Acar NNQ kể trên FB Acar, ta còn chưa nghe bên “bị” là CA Nam phản hồi; và nhất là chưa biết lời khai của nhân chứng là Imưm Điệp.
Tôi nói: Chỉ khi Hội đồng Sư cả Bà-ni [như quan Tòa] nhóm họp 3 bên để đi đến kết luận đúng sai, ta mới đánh giá sự vụ chính xác được.

2. Amuchandra Luu comment: “Cei nói hay và đúng nhưng nó chỉ phù hợp với chế độ dân chủ, còn ở ta thì hơi khó. Bước kế tiếp sẽ là một khối An Ninh cùng hội đồng sư cả vận động Imưm Điệp nói ngược với Acar Nguyễn Ngọc Quỳnh”.]
Đây là nhận định có nguy cơ… ĐÚNG.
Nhưng dẫu sao ta cứ tin về NGUYÊN TẮC đã, còn sự thể sau đó diễn ra thế nào thì…

3. Muốn không bị bước kế tiếp diễn ra như bạn FB trên dự đoán, Cham cần:
– sự HIỂU BIẾT,
– nhưng có kẻ hiểu biết, do phe nhóm tác động nên nói theo, nói hùa, thì sao? Yếu tố thứ 2 cần đến, là: KHÔNG NỊNH BỢ
– cũng có kẻ hay sợ bậy, do đó đòi hỏi tiếp theo, là: KHÔNG HÈN
– Nếu hội đủ 3 yếu tố trên mà không biết diễn đạt thì cũng hỏng. Vậy điều kiện đủ, là BIẾT NÓI.
Loạt bài “Em tập phản biện” ý định giúp bạn đọc [nhất là Cham] mục cuối này.
Học thì khó, nhưng lẽ nào ta thôi học?

_______

Phụ lục Stt của Acar Nguyễn Ngọc Quỳnh (do Tuong Tai chép lại)”

“Tôi là người dân tộc Chăm chức sắc của một tôn giáo Bani.
Tôi có một tâm sự không nói ra thì lòng tôi không dứt.
Buổi sáng vào lúc 9:36′ ngày 6/9 lúc tôi đang làm việc ở nhà thì có cuộc gọi của Po Imâm Điệp gọi cho tôi và tôi bắt máy và alo hỏi Po gọi cho Acar có việc gì không?
Rồi Po nói Po nhờ Acar chút Chuyện gấp vào đúng lúc tôi đang làm lỡ dở công việc nhà rồi sắp xếp chạy qua nhà Po.
Khi tới nhà tôi thấy Po Imâm Điệp cùng vợ cùng một người Việt đang ngồi nói chuyện với nhau mà người lạ ấy tôi chưa hề gặp qua tôi bước vào nhà chào hỏi mọi người theo cách lịch sự.
Rồi Po Imâm Điệp mở lời hôm nay có anh Công An tìm gặp Acar tôi chẳng suy nghĩ gì bởi Mình là chức sắc chẳng làm việc gì xấu nên nói chuyện rất bình tĩnh, tôi lịch sự chào hỏi anh Công An ấy.
Anh ấy tên là Nam phụ trách ban tôn giáo Ninh Thuận.
Anh Nam nói chuyện với tôi theo kiểu không tôn trọng chức sắc xưng hô mày tao. Anh ấy chưa hiểu bên tôn giáo Chăm nếu chức sắc bị ai đó dùng lời nói thị phị vào mình thì chức sắc đó phải làm lễ rửa tội, ít nhất cũng phải lên 5 hay 6 triệu.
Anh Nam hỏi tôi mày học Tiếng Chăm ở đâu mày làm Tiếng Chăm dạy Online có xin phép nhà Nước chính quyền chưa tại sao mày lại đăng kinh Cor’an đăng hình phong tục tập quán lên Facebook, và tôi lịch sự trả lời tôi là một chức sắc thì tôi phải biết chữ Chăm dân tộc của chúng tôi chứ người dạy là thầy của tôi. Rồi Anh Nam nói tiếp tại sao làm thầy Acar rồi còn lên Facebook bên Acar không có biện pháp cấm hay sao tôi cũng trả lời tiếp câu của anh Nam làm thầy Acar là không được lên Facebook hay sao tôi thấy bên Phật giáo các nhà sư lên Facebook thiếu gì.
Anh Nam trả lời nhà Sư là người Việt họ có quyền lên Facebook tôn giáo của họ chẳng đụng chạm tới ai tôn giáo nào cả. Anh Nam còn nói với tôi nên chọn lọc rồi đăng theo tôi Anh Nam không biết chữ Chăm nhưng có thái độ chê bai nói chữ Chăm cổ không chuẩn nên được BBSSCC cải biên lại cho chuẩn sao tôi không dùng và tôi trả lời là một chức sắc tôi không học theo chữ Cải Biên.
Anh Nam còn nói tiếp có biết Bác Nguyễn Văn Tỷ đấu tranh lắm mới được có chữ Chăm đưa vào nhà trường không nếu tôi mà chống lại BBSSCC có nghĩa tôi đang chống lại nhà nước làm mất uy tín.
Anh Nam còn hù Acar nếu mày mà đưa Status này lên mạng tao sẽ nắm đầu mày lên công An.
Mọi người xem cách làm việc đúng tư cách một người Công An chưa.
Số Điện Thoại Anh Nam 0916672489

Phụ lục1. THIẾU HIỂU BIẾT, NỊNH, HÈN & PHƯƠNG THUỐC NGỪA

1. VỤ ACAR & CÔNG AN vừa qua, có 3 bên can dự.
Ta đã đọc lời bên “nguyên” là Acar NNQ kể trên FB Acar, ta còn chưa nghe bên “bị” là CA Nam phản hồi; và nhất là chưa biết lời khai của nhân chứng là Imưm Điệp.
Tôi nói: Chỉ khi Hội đồng Sư cả Bà-ni [như quan Tòa] nhóm họp 3 bên để đi đến kết luận đúng sai, ta mới đánh giá sự vụ chính xác được.

2. Amuchandra Luu comment: “Cei nói hay và đúng nhưng nó chỉ phù hợp với chế độ dân chủ, còn ở ta thì hơi khó. Bước kế tiếp sẽ là một khối An Ninh cùng hội đồng sư cả vận động Imưm Điệp nói ngược với Acar Nguyễn Ngọc Quỳnh”.]
Đây là nhận định có nguy cơ… ĐÚNG.
Nhưng dẫu sao ta cứ tin về NGUYÊN TẮC đã, còn sự thể sau đó diễn ra thế nào thì…

3. Muốn không bị bước kế tiếp diễn ra như bạn FB trên dự đoán, Cham cần:
– sự HIỂU BIẾT,
– nhưng có kẻ hiểu biết, do phe nhóm tác động nên nói theo, nói hùa, thì sao? Yếu tố thứ 2 cần đến, là: KHÔNG NỊNH BỢ
– cũng có kẻ hay sợ bậy, do đó đòi hỏi tiếp theo, là: KHÔNG HÈN
– Nếu hội đủ 3 yếu tố trên mà không biết diễn đạt thì cũng hỏng. Vậy điều kiện đủ, là BIẾT NÓI.
Loạt bài “Em tập phản biện” ý định giúp bạn đọc [nhất là Cham] mục cuối này.
Học thì khó, nhưng lẽ nào ta thôi học?

_______

Phụ lục Stt của Acar Nguyễn Ngọc Quỳnh (do Tuong Tai chép lại)”

“Tôi là người dân tộc Chăm chức sắc của một tôn giáo Bani.
Tôi có một tâm sự không nói ra thì lòng tôi không dứt.
Buổi sáng vào lúc 9:36′ ngày 6/9 lúc tôi đang làm việc ở nhà thì có cuộc gọi của Po Imâm Điệp gọi cho tôi và tôi bắt máy và alo hỏi Po gọi cho Acar có việc gì không?
Rồi Po nói Po nhờ Acar chút Chuyện gấp vào đúng lúc tôi đang làm lỡ dở công việc nhà rồi sắp xếp chạy qua nhà Po.
Khi tới nhà tôi thấy Po Imâm Điệp cùng vợ cùng một người Việt đang ngồi nói chuyện với nhau mà người lạ ấy tôi chưa hề gặp qua tôi bước vào nhà chào hỏi mọi người theo cách lịch sự.
Rồi Po Imâm Điệp mở lời hôm nay có anh Công An tìm gặp Acar tôi chẳng suy nghĩ gì bởi Mình là chức sắc chẳng làm việc gì xấu nên nói chuyện rất bình tĩnh, tôi lịch sự chào hỏi anh Công An ấy.
Anh ấy tên là Nam phụ trách ban tôn giáo Ninh Thuận.
Anh Nam nói chuyện với tôi theo kiểu không tôn trọng chức sắc xưng hô mày tao. Anh ấy chưa hiểu bên tôn giáo Chăm nếu chức sắc bị ai đó dùng lời nói thị phị vào mình thì chức sắc đó phải làm lễ rửa tội, ít nhất cũng phải lên 5 hay 6 triệu.
Anh Nam hỏi tôi mày học Tiếng Chăm ở đâu mày làm Tiếng Chăm dạy Online có xin phép nhà Nước chính quyền chưa tại sao mày lại đăng kinh Cor’an đăng hình phong tục tập quán lên Facebook, và tôi lịch sự trả lời tôi là một chức sắc thì tôi phải biết chữ Chăm dân tộc của chúng tôi chứ người dạy là thầy của tôi. Rồi Anh Nam nói tiếp tại sao làm thầy Acar rồi còn lên Facebook bên Acar không có biện pháp cấm hay sao tôi cũng trả lời tiếp câu của anh Nam làm thầy Acar là không được lên Facebook hay sao tôi thấy bên Phật giáo các nhà sư lên Facebook thiếu gì.
Anh Nam trả lời nhà Sư là người Việt họ có quyền lên Facebook tôn giáo của họ chẳng đụng chạm tới ai tôn giáo nào cả. Anh Nam còn nói với tôi nên chọn lọc rồi đăng theo tôi Anh Nam không biết chữ Chăm nhưng có thái độ chê bai nói chữ Chăm cổ không chuẩn nên được BBSSCC cải biên lại cho chuẩn sao tôi không dùng và tôi trả lời là một chức sắc tôi không học theo chữ Cải Biên.
Anh Nam còn nói tiếp có biết Bác Nguyễn Văn Tỷ đấu tranh lắm mới được có chữ Chăm đưa vào nhà trường không nếu tôi mà chống lại BBSSCC có nghĩa tôi đang chống lại nhà nước làm mất uy tín.
Anh Nam còn hù Acar nếu mày mà đưa Status này lên mạng tao sẽ nắm đầu mày lên công An.
Mọi người xem cách làm việc đúng tư cách một người Công An chưa.
Số Điện Thoại Anh Nam 0916672489

Phụ lục2. CHUYỆN CHAM: VẤN ĐỀ GIẢ hay GIẢ VẤN ĐỀ

Có vấn đề giả và vấn đề thực. Giả, là do con người nhìn nó.

1. Vụ Acar NNQ
Tôi hiểu chuyện Cham và sinh linh Cham như hiểu lòng bàn tay mình. Acar NNQ hay Pô Imưm Điệp chẳng xa lạ gì với tôi. Nên khi nhà thơ CML kêu sự vụ “nóng” và trách tôi “giả vờ” để phủi trách nhiệm, tôi biết ngay đó là nóng “giả”. Trao đổi, tôi viết: “nóng sai”, “nóng xạo” hay “nóng rởm”. Chính xác phải là “nóng GIẢ”(*)
Giải thích thì dài. Nếu ngay khởi điểm, ta giải-nó bằng cách để gió cuốn đi, là xong.
Nhưng lúc này, nó đã thành vấn đề rồi.

Năm ngoái, vụ 2 trí thức Bà-ni là chuyện lớn, và là vấn đề nóng thực, bởi nó ảnh hưởng đến cộng đồng.
Tôi BIẾT TRƯỚC cả khi nó chưa xảy ra, BIẾT BẢN CHẤT và nguyên động lực của nó. Cá nhân hai vị tôi cũng rất rành, từ đường đi nước bước. Vụ việc dễ ợt, tiếc là bà con Cham Bà-ni không NHỜ tôi vào cuộc [như nhờ về vụ Ghur Darak Neh], nên nó đổ bể. Là chuyện ai cũng biết rồi.

2. Vụ Từ điển Cham Việt thập niên 1990 ở ĐH Tổng hợp mới ghê.
Đang chạy ngon trớn thì Giám đốc TT chủ trì dự án kêu ngưng, do tác động từ ngoài. Được thôi! Nhưng trước khi về quê nắm đuôi cày, các vị cho em đặc ân cái đã: Họp. 4 mạng Cham + 3 vị Việt. Rồi chỉ qua 15 phút nghe tôi thuyết, chương trình tiếp tục diễn.
Đã xong đâu! “Từ điển không thể ra lò, nếu chưa thông qua Hội đồng chức sắc, và trí thức Cham” – có vị tuyên thế. OK. Thế là non 200 sinh linh Cham lẫn quan Việt từ các nơi dồn về Hội nghị Góp ý Từ điển tại Phan Rang. Ở đó không ít khuôn mặt hồ hởi tin nó sắp… tiêu [“thằng Trạm mát tiêu rồi”]. Có thế đâu chứ!
Chỉ qua 75 phút im lặng nghe tôi giảng, Hội trường vỗ tay rào rào đồng ý cho nó khóc chào đời. Vui vẻ! Tại sao? – Tôi dự đoán mọi câu hỏi trước khi màn diễn mở.

3. Với Cham là vậy. Thế giới chữ nghĩa Việt cũng chả khác.
Hậu hiện đại thì khó, bởi nó mới. Diễn, tôi dự đoán trúng đến 90% câu hỏi từ thính giả. 10% còn lại không biết được là do… lạc đề. Rất ít khi nẩy ra câu hỏi bất ngờ, độc đáo khiến tôi phải nhăn trán, ở đó. Thế nên sự sự đều suôn sẻ. Một suôn sẻ đáng buồn.

_____

(*) Chiều hôm qua Acar NNQ nhờ phone vị Katip gọi trách tôi sao cei Sara kêu Acar “xạo” [Acar bảo CML méc thế], tôi nói: Các bạn vui hè! Cei Sara làm gì khờ vậy. Tôi không nói CON NGƯỜI xạo, mà là VẤN ĐỀ nóng rởm, nóng sai, “nóng xạo”. Thế là: À, hén.

Em tập phản biện [phụ lục3]. CHUYỆN CHĂM: ĐƯỢC, HỎNG & MẤT, TẠI SAO?
[cái này nữa, nghỉ bà con nha]

Lượt qua 3 điển hình tiên tiến: Được, hỏng & mất.
1. GHUR BINI DARAK NEH, nhận thấy nguy cơ từ cuối tk XX, tôi nhắc bạn học cũ đang làm to ở Tỉnh: Bạn làm đi, làm tốt, cả Cham lẫn Đảng sẽ cảm ơn bạn. Bạn ấy im re.
Tôi gợi ý một “trí thức” khác, tiếp tục chương trình im lặng.
Nhớ: cả hai đều là Cham Bà-ni, dân “bản địa” chánh gốc.
Mãi năm 2012, khi nước đến trôn, tôi mới “cũng liều nhắm mắt đưa chân”, dù “chuyện chẳng liên can gì đến tôi”. Tôi đi khắp làng Cham Awal gặp các vị Acar, trả lời phỏng vấn RFA, viết 3 bài đăng báo Trung ương, rồi liên tục phone thúc, bày cách làm. Sau 2 năm, truyện dài kết thúc có hậu.
Xong việc, tôi làm “Hồ sơ Ghur Darak Neh” 50 trang in màu 70 cuốn tặng 7 Thāng Mưgīk, và nói: “Đừng kể công Sara. Tôi chỉ lên tiếng với tư cách trí thức thôi, được là do bà con”.

2. KUT BOH DANA
Biết chuyện, tôi nghĩ vụ việc thuộc phạm vi palei, nên không ý kiến. Rồi khi câu chuyện phát theo hướng tiêu cực, qua kêu gọi của bà con, tôi mới vào cuộc. Tôi nêu chi tiết sự thể, phân tích vụ việc dưới nhiều góc độ khác nhau, tổng hợp ý kiến mọi người rồi đưa giải pháp đến 99% bà con, anh chị em nhất trí.
Nhưng rồi, giải pháp kia bị mắc kẹt bởi 1% còn lại.
Nhân vật chính nói cứng: “Cảm ơn thầy nó, nhưng chúng tôi thà chết chớ không dời đi” Cham gọi đó là “nói ppaluc” – thái độ tôi rất ngán.
Thế là hỏng! Tôi lí giải bà con sẽ được gì, nếu chấp thuận; bên cạnh dự báo 5 trường hợp xấu xảy ra, nếu từ chối nó. Và, đúng như thần. Khi chuyện xảy tới, bà con kêu, tôi lắc cái đầu: Đến nước này không thể làm gì được nữa rồi.
Và đầu tháng 9 vừa qua, ghé Boh Dana, các bác cho hay Đá Kut vẫn còn là vấn đề nhức nhói.

3. TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ NINH PHƯỚC
Sau đấu tranh vài tuần, vị Hiệu phó trời ơi ấy bị đổi đi, nhưng mấy giáo oan vẫn chưa được phục chức. Một nạn nhân phone mời tôi qua nhà: Cháu sẽ kể hết cho cei Sara… Tôi không qua, chỉ đáp lại:
– Không cần đâu, cháu à. Điều cei cần là chứng cớ THỰC. Nếu cháu thấy oan, cứ đơn thư lên Sở, Sở không giải quyết thì cei mới giúp.
Tôi không thể làm thay họ được. Vậy đó, các bạn đã mất cả rồi: Mất danh dự [mang tiếng bị “đuổi”], mất việc, các bạn còn gì nữa để mất mà phải sợ cơ chứ…
Tất cả nín thinh, và tôi cũng chịu. Cần HỢP LỰC, là vậy.

KẾT.
Thach Dang comment: “Họ vẫn còn thấy Cei là quan trọng đối với họ”. Bao Phan vui tính hơn: “Họ kì vọng vào Chú quá lớn… và hơn thế nữa, họ nghĩ Chú là một vị thần có quá nhiều quyền năng làm được tất cả mọi điều.” Ý này từa tựa suy nghĩ của một vị Cham, rằng Sara như Nưbi, nên lễ thượng thọ ông vừa qua rán mời cho kì được “nưbi” này về dự.
Dzui hén?!

Một hôm Út tôi hỏi:
– Gì cũng có mặt cei, nếu một ngày kia cei nghỉ, cei bị “la” thì sao?
Tôi nói, không sao cả! Cei có thể bị la, bị mất bạn bè bởi quan điểm và việc làm của mình, nhưng cei cứ như cũ. Cho đến lúc TINH THẦN TRÍ THỨC từ bỏ cei mới thôi.
Và bi hài kịch đời đã và đang diễn ra đúng như thế…
Ai khiến giơ tay [đầu] làm trí thức Chàm?!

NGƯỜI TA CHỈ THẤY NHỮNG GÌ HỌ MUỐN THẤY
[“You only see what your eyes want to see” (từ ca từ Madonna): Từ chợ văn Việt đến ao làng chữ nghĩa Cham]

1. Chuyện văn giới Việt Nam
Một nhà muốn phê phán tôi, cho rằng tôi coi “mỉa mai bỡn cợt hay nhại là phẩm chất riêng của văn chương hậu hiện đại”. Bài đăng báo to chớ chẳng chơi. Khi tôi vặn lại: Bạn “đào đâu ra nhận định quái gở kia”, nhà này lỉnh mất!(*)
Nhà phê bình này thấy những gì mình MUỐN THẤY, từ đó tưởng tượng quan điểm đẩu đâu tùy tiện mang gắn vào ngực tôi.

Nhà phê bình khác phê bình một dịch giả Việt hải ngoại, viết: “… năm 2004, dịch giả trên nói: “Tôi tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam”, nhưng 12 năm đã qua vẫn chưa thấy lối viết hậu hiện đại “trở nên phổ biến ở Việt Nam”.
Thực tế, lối viết hậu hiện đại đã tràn lan ở Việt Nam, vậy mà ông không thấy. Nghĩa là ông không thấy những gì ông KHÔNG MUỐN THẤY.

2. Ở Tây phương tk XVIII
Giai thoại kể 3 gia nhân của triết gia nọ chạy ra ngoài ngõ xem 1 vụ cãi lộn của 2 láng giềng [A & B], trong khi ông ngồi trên gác xem. Khi chúng quay về, ông kêu chúng kể sự vụ vừa chứng kiến, thế là mỗi đứa [C1, C2 và C3] kể mỗi kiểu. Tại sao?
– Do không thể bao quát toàn cảnh, mỗi đứa chỉ nhìn thấy từ góc nhìn của mình;
– Kể do yêu ghét khác nhau [láng giềng biết mặt nhau mà];
– Kể bằng ngôn từ và giọng điệu khác nhau.
Bên thứ ba [C] kể về [A & B] mà đã vậy, huống hồ bảo [A] và [B] là hai kẻ mới cãi lộn kể về nhau. Sai lệch là cái chắc. Và ông mỉa rằng đấy chính là lịch sử. Triết gia này kết: “lịch sử” đầy chủ quan.

3. Lịch sử có thể khách quan được không?
Vẫn có thể, đương nhiên không thể đòi hỏi 100%.
Tôi thử tưởng tượng: Ngày hôm sau, triết gia kêu cả 3 lại, bảo họ kể lần nữa, và dặn: Cố gắng kể chi tiết nhất, đừng cho tình cảm yêu ghét chi phối, và bằng ngôn từ trung tính nhất có thể. Ông tổng kết tất cả lại, thì tạm ổn.

4. Đối sánh với vụ Acar-NNQ & ca-Nam (nên xem đây chỉ là ví dụ so sánh để hiểu).
Acar-NNQ [A] và ca-Nam [B] “cãi” nhau trước sự chứng kiến của Imưm-Đ [C].
– Acar-NNQ [A] kể. Để tìm sự ủng hộ của BFkers [ai mà chả ghét công an!], chắc chắn [A] phải thêm nhiều mắm muối (chi tiết, ngôn từ và giọng điệu), dù sau đó [A] biết mắm muối này có thể gây hại cho chính mình.
– Giả dụ hai bên lôi nhau “ra Tòa”, khi ca-Nam [B] kể, anh cũng sẽ gia giảm nhiều về lời lẽ lỡ nói ra, nếu có.
– Còn Imưm-Đ [C], do vị nể chức vụ của [B] và ỷ thế mình là thầy của [A], cũng phần nào kể trại đi không ít.
Sử gia mà nghe 1 trong 3 để viết sử, thì tiêu sớm.
Còn phản ứng của “khán giả” chứng kiến vụ việc thì sao? Ngoài Stts và comments, tôi có thử “phỏng vấn” mươi nhân vật biết chuyện. Bởi tâm lí chung của con người là: TIN NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN TIN, nên mỗi sinh linh phản ứng mỗi kiểu.

Voltaire: Sử gia phải là một triết gia.
Hắn CẦN BÌNH TĨNH tổng hợp tất cả chúng lại, sau đó dùng trí thông minh suy luận, thì mới mong có 1 chuyện kể tương đối khách quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *