Nhân [phê bình “nhân”] đề thi văn THPT quốc gia hỏi về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước qua trích đoạn bài thơ Nguyễn Duy, sau đó nó gây bão [trong ao] dư luận…
1. “Đánh thức tiềm lực” là bài thơ hay
Bài thơ “Đánh thức tiềm lực” của Nguyễn Duy (in trong tập Mẹ và Em, NXB Thanh Hoá, 1987) viết năm 1980-1982, nhìn ở góc độ hiện thực + tiền hiện đại, là bài thơ hay, thậm chí rất hay.
“Đánh thức tiềm lực” là bài thơ dài, mấy câu được trích làm đề thi chỉ là trích đoạn ngắn. Ngắn, nhưng cần thiết: thế hệ trẻ nhìn về hiện thực đất nước.
2. Và một đề thi “dũng cảm”!
Trích đoạn từ bài thơ dài, không vấn đề gì cả. Với lại các ngài ở trên gợi ý rất được:
– “Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về TIỀM LỰC TỰ NHIÊN của đất nước?”, trúng ý nhà thơ:
“xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn.”
Sau đó là:
“ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên CÓ CÒN PHÙ HỢP với thực tiễn ngày nay không? VÌ SAO?”
3. Gợi ý thế là chơi khó nhau rồi, vấn đề là các sĩ tử ứng xử ra sao.
[tham khảo: Inrasara – THƠ 3 KÂU. EM TẢ ĐẤT NƯỚC EM.01
Giàu
Đẹp
Và tanh bành… (Sài Gòn, 2017)]
Cho rằng các em chưa đủ trình độ nhận định hiện thực xã hội hôm nay, là nhầm to. Mà đòi hỏi đủ trình độ, đâu cần số đông, được 5% là đáng vỗ tay rồi.
Câu hỏi đặt ra:
– Các bạn trẻ có dám ĐƯA Ý KIẾN RIÊNG với dẫn chứng cụ thể không?
– Hơn nữa, các vị giám khảo có DÁM CHẤM ĐIỂM CAO cho nhận định cá nhân kia không?
4. Vậy, có gây bão hay không là ở chỗ khác. Kẹt là do nhà thơ Nguyễn Duy “lơ ngơ”, để bị “lạc đường” (“lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường”).
– Anh kể lể ở Tuổi Trẻ (25-6-2018):
[Công bố bài thơ,] “chúng tôi có làm bữa tiệc rượu trong một nhóm nhỏ mấy anh em, gồm tôi, anh Nguyễn Quang Sáng, Trịnh Công Sơn… Bữa tiệc đó mời ông Sáu Dân đến uống rượu”.
– Còn đỡ! Anh hô to, mới kì:
“tôi nghĩ đây là một bài thơ mang tính lịch sử, trước đó chưa thấy ai làm việc này cả.”
Rồi, cứ tưởng trí nhớ thiên hạ mau suy tàn, ngay sau đó anh nhắc lại thì ớn hơn:
“Có lẽ đây là điều mà trước nay tôi chưa thấy ai làm.”
Plus:
… và bị đạn. Ai khiến!?
Dẫu sao, no problem! Không lơ ngơ thì không thành… nhà thơ.