[Hay: Heidegger đã đạo ý tưởng… Cham như thế nào?]
1. Tư tưởng Shiva: Phá hủy để sáng tạo, phá hủy vì sáng tạo, phá hủy là sáng tạo.
Cham đã làm hệt! Kiến trúc Cham, cứ nhìn 7 phong cách lớn cũng đủ thấy, Cham đã thâu thái và sáng tạo như thế nào. Cham không sợ ảnh hưởng, không sợ lai căn. Khi ta đã xuất chúng thì ta ngán gì mấy vụ lẻ tẻ kia! Ta biến chúng thành của ta.
Ta phá hủy để sáng tạo.
Vậy phá hủy có phải là phá rồi hủy không? – Chỉ có ngốc mới hiểu thế [sinh linh Cham hiện nay xa rời tư tưởng truyền thống, nên tồn đọng khá nhiều kẻ ngốc].
Các triều đại Champa với đầy đủ thăng trầm thù địch như bao lịch sử dân tộc khác, nhưng tuyệt đối Cham không phá hủy kiến trúc tháp đền của triều đại đi trước. Không lạ sao?
Cùng lắm Cham nghĩ ra huyền thoại để không thờ phụng [như đã ứng xử với Ba Tháp], chứ không phá nát nó. Tài hôn?!
2. Có tác giả đã chịu khó kiểm kê chi li các mục tư tưởng của Heidegger, và nhận ra ở đó tồn tại cả đống ý triết gia này chôm từ Đông phương.
Bởi tác giả kia hổng biết đến Cham, nếu biết, ông sẽ kê thêm mục trên rồi!
Tang chứng đây:
Hãy xem Nguyễn Quỳnh đã dịch & diễn Heidegger (tienve.org):
SÁNG-TẠO/DIE MACHENSCHAFT [2] (Gewalt, Macht, Harrschaft)
Sáng-tạo/die Machenschaft là năng-lực uyển-chuyển sinh-hoá khôn lường, với những ngĩa sau đây: lực tác-động, quyền-lực và cũng là sức ngự-trị làm chủ tất cả fù-sinh (Seienden). Bởi thế, chỉ có trong sáng-tạo tính bản-nhiên (Seienheit) của bản-thể uyên-nguyên/Seyen mới là nền-tảng của chân-lí, júp cho fù-sinh tự nó xoay vần (Seienden sich bestimmt). Ở đây cái jì có thể sinh ra là cái jì “có thể thấy được”. Cái “có thể thấy được” này là cái có thể sinh ra (Machenbarkeit) nằm trong í-ngĩa của quyền-lực (Machsamkeit). [Thế thì] sáng-tạo bao trùm mọi thứ có khả-năng bột-fát (Sicheinrichten)
Tuy nhiên, sáng-tạo ở nơi con người jống như trong một không-jan của trò ảo-hoá (Spielraum) liên-tục ziễn ra trong sáng-tạo như một cái jì đang hủy-ziệt (Vernichtung) [sáng-tạo là hủy-ziệt]. Vì luôn luôn trong vòng hủy-ziệt nên sáng-tạo bành trướng như một bạo-lực. Sáng-tạo fải như jòng cuồng-nộ, xô đổ những já-trị cũ và mới.
3. Ăn cắp, nhưng Heidegger vẫn cứ vĩ đại!
Anh Inrasara, thực sự không thấy xả hơi tý nào cả!
Triết học mà Heidegger viết rối nùi, dày cộm, còn Nguyễn Quỳnh mà dịch ra như trên thực sự đọc không hiều gì cả. Mai tôi sẽ viết về Sáng Tạo mà Thần Gió Vayu là người đại diện!
Tôi đồng ý với nhận xét của anh Inrasara về nền tảng văn hóa Chăm trong suốt chiều dài lịch sử với đặc điểm nổi trội là triều đại sau không tàn phá di sản của các triều đại trước mà xem như là tinh hoa của dân tộc cần kế thừa, đó là Tháp Chăm, rất độc đáo!
Tất nhiên, phải dựa vào một nền tảng minh triết rất sâu xa, tạm thời hình dung đó là triết học Ấn Độ thông qua Bà-la-môn giáo và thuyết Âm Dương Ngũ hành cổ kính đã có từ trước, chúng ta cũng sẽ lấy hình ảnh Tháp Chăm với các vị Thần được tôn thờ trong đó để phân tích về “Sự sáng tạo” thông qua cấu trúc biểu tượng văn hóa.
“Sáng tạo chỉ là kết nối nhiều thứ lại với nhau. Khi bạn hỏi những người sáng tạo về cách họ thực hiện một việc gì đó, họ sẽ cảm thấy ngượng ngùng một chút vì họ không thực sự làm gì cả. Qua thời gian, những ý tưởng ban đầu dần trở nên rõ ràng hơn mà thôi.”
Steve Jobs.
Chúng ta phải hiểu rõ Chủ Thể sáng tạo, ở đây sẽ có:
– Chủ thể sáng tạo là Tự Nhiên, tạm gọi là Đấng Hóa Công.
– Chủ thể sáng tạo là Con Người và tiền thân của nó như động vật, cũng như tiến hóa thành Thần Thánh.
– Chủ thể sáng tạo là Đấng Hóa Công và Con Người kết hợp.
Vậy, có phải chăng sự sáng tạo sẽ xảy ra bởi Chủ thể sáng tạo với hai trạng thái khác biệt nhau: Chủ thể sáng tạo có ý thức và Chủ thể sáng tạo không có ý thức!
Để nhận biết Tự Nhiên có sáng tạo có ý thức hay không, chúng ta cần phải nghiên cứu đến sự tiến hóa của Địa cầu và Vạn vật, từ vô cơ đến hữu cơ, từ hữu cơ đến thảo mộc và động vật rồi đến con người. Đồng thời, xác định sự tự ý thức trong “đất đá” và thảo mộc… rồi từ đó nhân biết rằng: Tự Nhiện sáng tạo mang tính vận động có quy luật, nhưng vô ý thức -> Cái khởi nguyên phải là vô ý thức.
Nhưng, nguồn gốc ban đầu hiện nay khoa học và tôn giáo (hiểu chung) đang rất mù mờ, vì vậy điểm mờ này được quy ước như là “Thượng Đế” rồi để có “Con người đang sống tự nhân danh Duy nhất đại diện Thượng Đế” mà xây dựng nên cấu trúc guồng máy tôn giáo, tạo nên cái gọi là “Thần quyền”, thống nhiếp quyền lợi và nô lệ tư tưởng nhân loại là chính, đi ngược lại hoàn toàn mục đích của các bậc Thánh Minh.
Ở đây, chúng ta chưa bàn đến sâu hơn về triết học của các vị Thần Thánh.
Về mặt Lý học Đông phương, Thần quyền là “Âm” so với hoạt động xã hội như “Chính trị” là “Dương”. Cho nên, Thần quyền mà nắm quyền kiểm soát xã hội thì tác hại là rất lớn, đi ngược quy luật của Tự Nhiên là “Âm thuận tùng Dương”, “Âm phù Dương”…, lịch sử 3.000 trước đây của nhân loại cho thấy tội ác của Thần quyền là ghê gớm nhất.
Trong khoảng 60 triệu năm trước, một thiên thạch đã đâm sầm vào trái đất gây ra một vụ nổ hạt nhân kinh hoàng, tiêu diệt hết loài khủng long và các loài động thực vật khổng lồ mà chẳng cần “ý thức” và “báo cáo” lẫn “nhân danh” Ai cả!
Để nghiên cứu nên đọc cuốn Đối thoại với Thượng Đế, 2 ta65pm trên Google có PDF. Cuốn sách này khẳng định rằng “Kinh Thánh là không đáng tin”.
Nên đọc tiếp cuốn Huyền môn lược ký, nhà ngoại cảm Việt thành công trong tu luyện Nhân Điện, đã có PDF 3 tập trên Google.
Kinh Thánh hầu như 99.9999% không phải là lời của Thượng Đế là tất nhiên đối với người tri thức khi nghiên cứu, có gì khó hiểu đâu. Thượng Đế là???
Các tín đồ ghi chép về Ngài Jesus cũng chỉ có khoảng 30-40 trang viết thì làm sao mà giải thích Vũ trụ quan và Nhâ nsinh quan được! Chả có k=gì là khó hiểu cả.
Muốn đi đến cùng, rõ ràng phải nhận thức lại trước tiên về “Sáng Tạo” như chủ đề đã nói.
Mặc dù, Thượng Đế trong cuốn “Đối thoại với Thượng Đế”, tập 1, đã khẳng định chắc chắn với nhân vật đối thoại cùng với mình rằng: ‘Kinh Thánh là không đáng tin” cũng giống như: “Phật Thích Ca đã trả lời Ta đâu có nói gì đâu trong 50 năm thuyết pháp”, tuy nhiên nhay cả Thượng Đế là ??? cũng cần phải chú ý các sự kiện diễn tiến, đặc biệt là Kinh Koran:
– Tổng lãnh sự thiên Thần Gabriel “đại diên Thánh Alla” trao bộ kinh cho nhà tiên tri Muhammad, ở đây chúng ta có thể hiểu Thần Gabriel có vai trò như Thần Brahma trong Ấn Độ giáo 4 tay quần quyển kinh Veda ứng 4 phương trên địa cầu.
– Kinh Koran dẫn xuất các nhân vật trong “Kinh Thánh” như Moise, Jesus… để tiếp tục nội dung kinh Koran, như vậy Hồi giáo là do Thần Gabriel xây dựng nên, chứ không nên nhầm lẫn là Moise, cũng như nhầm lẫn thánh địa Jesusalem…
– Cũng như vậy, Do Thái giáo không phải do Moise dựng nên mà là “Thượng Đế”, tương tự Thần Gabriel nói cho bà Maria sẽ sinh ra Jesus và quá trình Kito giáo cũng phải là từ Thần Gabriel là chủ chốt.
– Đặc biệt, trong Kinh Koran lưu 1 câu quan trọng mà chưa thấy từng ai nhắc tới một cách thiết yếu, đó là: Điều… viết: ‘Còn chờ Bộ Kinh Mẹ ra đời nữa”, đây là lời tiên tri của Kinh Koran.
Hiện tại, cách hiểu các tôn giáo độc thần có khởi nguồn từ Abraham (không xa hơn 1800 TCN) là sai cơ bản, như trong bài viết trên: đều là từ “Thượng Đế???” và “Thần Gabriel???”, tuy nhiên hai nhân vật siêu đặc biệt này hiện vẫn đang trong “vô hình vô ảnh”.
Trước 1800 TCN đã có các tôn giáo rồi, chẳng hạn Thần đạo Ai Cập hoặc Thần đạo Lưỡng Hà, Đạo giáo Đông phương Thần đạo Đông phương…
Một bài viết dưới đây trình bày trên Wiki là sai như đã viết ở trên!
Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham
Các tôn giáo Abrahamic (hay các tôn giáo Semit) là các tôn giáo độc thần (monotheistic) tới từ Tây Á cổ xưa, nhấn mạnh và có nguồn gốc chung từ Abraham, hoặc công nhận truyền thống tâm linh gắn với ông, là người được miêu tả trong Kinh Torah, Kinh Thánh và Kinh Qur’an. Trong ngành so sánh tôn giáo, đây là một trong các nhóm tôn giáo chính cùng với các tôn giáo Ấn Độ và các tôn giáo Đông Á. Các tôn giáo theo truyền thống Abraham bao gồm: Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo, có số lượng tín hữu chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Ngoài ra, một số tôn giáo khác có liên quan đôi khi cũng được coi là có khởi nguồn từ Abraham như Samaria giáo, Bábí giáo, Bahá’í giáo, Druze giáo, Mandae giáo, và phong trào Rastafari.
Trong “Sáng tạo” ngoài Con Người – hữu hình còn cả Linh hồn – vô hình. Chúng ta đi vào chi tiết thì sẽ có các loại phối hợp Hữu hình và Vô hình nữa!
Sự nhận biết giữa 2 cõi này thông qua thần thông, tương lai có thể sẽ có máy thu hình và thu thanh của Linh hồn, lúc này sẽ tồn tại 2 thế giới không còn “song hành” mà là tương hợp, đồng hành.
NHỮNG DẤU HIỆU KHI CÓ LỤC THẦN THÔNG THANH TỊNH
(Bài này trích ra từ cuốn sách “ Ý NGHĨA HOẰNG PHÁP & HỘ PHÁP”).
Ở đây, chúng tôi xin chia sẻ vài sự chuyển biến thân tâm khi có lục thần thông thanh tịnh, để quý bạn tìm hiểu thêm. Nói về sự chứng đắc nội tâm thì là đa dạng, vì mỗi người đều có căn cơ cao thấp và hạnh nguyện tu hành khác nhau. Nên sự chứng đắc của mỗi người cũng có nhanh chậm và cao thấp khác nhau, khó mà giải thích được chân tướng tuyệt đối. Tuy biết sự chứng đắc khó có thể giải bày, nhưng tôi vẫn cố gắng dùng hết khả năng và kinh nghiệm của mình để chia sẻ cùng quý bạn. Mong là một chút kinh nghiệm này, có thể giúp quý bạn phần nào trên con đường tu tập. Vì đây là những bằng chứng nhiệm mầu sẵn có ở trong Diệu tâm chúng ta.
Tôi chỉ mới bước vào được ngưỡng cửa của lục thần thông thanh tịnh, nên kinh nghiệm của tôi vẫn còn non kém chưa được sâu dày. Nhưng tôi không thể ích kỷ ngồi đây hưởng pháp lạc một mình. Trong khi ngoài kia xung quanh tôi mỗi giây, mỗi phút trôi qua có biết bao nhiêu chúng sanh đang bị đi lầm đường lạc bước, đang lần lượt chết đi và đang lần lượt bị đọa vào biển lửa luân hồi sanh tử. Mỗi khi nghĩ đến là tâm của tôi cảm thấy se thắt và không cầm được nước mắt. Tôi thà chấp nhận hết những lời khinh chê, chửi trách của quý bạn, còn hơn là không cứu được chúng sanh. Tâm nguyện của tôi chỉ mong thành tựu được bước nào, thì chia sẻ với huynh đệ đồng tu cùng đi bước đó. Để chúng ta cùng nhau niệm Phật, cùng nhau chứng đắc, cùng nhau vãng sanh thành Phật và cùng nhau trở lại để cứu độ hết thảy chúng sanh mọi loài. Ở đây, chúng tôi xin chia sẻ từng phần tóm gọn để quý bạn dễ hiểu.
I. Nhãn thông (mắt)
Khi bắt đầu có Nhãn thông, ta sẽ thấy ở giữa hai chân mày (gọi là tam tinh), có một vòng tròn hào quang nhỏ như tròng mắt mở ra sáng như vầng trăng. Đây là dấu hiệu con mắt trí tuệ của ta bắt đầu mở ra. Lúc đó, ta nhắm mắt mới thấy còn mở mắt thì không thấy. Qua một thời gian thì ta nhắm mắt cũng thấy mà mở mắt cũng thấy, nhưng hai cái thấy hoàn toàn khác nhau. Cái thấy khi nhắm mắt là cái thấy bên trong tự tánh, còn cái thấy khi mở mắt là cái thấy hào quang phản chiếu bên ngoài. Ở đây, tôi xin chia sẻ từng phần để quý bạn dễ hiểu.
Cái thấy khi nhắm mắt: Khi bắt đầu có Nhãn thông, mỗi khi nhắm mắt ta sẽ thấy ở giữa tam tinh (tức con mắt trí tuệ) có một cái vòng quang minh nhỏ mở ra. Sau đó, cái vòng quang minh nhỏ này sẽ từ từ mở lớn ra. Sau khi mở lớn ra, thì lại có một vòng quang minh nhỏ khác hiện ra ở giữa. Rồi cứ như vậy mà hết vòng quang này mở lớn, đến vòng quang kia mở lớn. Trong thời gian mà những vòng hào quang này chuyển biến từ nhỏ tới lớn, thì màu sắc của chúng cũng biến chuyển theo. Qua một thời gian, thì những sự chuyển biến của màu sắc và vòng hào quang đó sẽ không còn, mà chỉ còn lại một khoảng trống như hư không, trong suốt vắng lặng và một bạch hào quang ở giữa tam tinh luôn xoay chuyển như cái đèn pha. Rồi qua một thời gian rất lâu, bạch hào quang đó tự nhiên từ từ chuyển thành màu vàng kim. Sau đó, nó chuyển thành màu xanh, màu xanh lá cây đậm, rồi đến màu đỏ, màu cam đậm,… Rồi cứ như vậy mà các màu sắc này hợp lại thành bảy sắc hào quang xoay chuyển không ngừng. Màu bảy sắc đó không thô xấu như màu cầu vòng, mà nó trong sáng quang minh đẹp hơn ngàn lần so với màu kim cương hạng nhất. Rồi qua một thời gian, ta sẽ thấy “Huệ nhãn” của mình rút từ từ vào trung tâm của hào quang bảy sắc đó. Trong thời gian Huệ nhãn rút vào trung tâm của bảy sắc hào quang, thì ta sẽ thấy mình đi vào một thế giới lưu ly, có vô lượng hào quang đủ màu trong suốt thật là đẹp, không thể nghĩ bàn. Sau khi vào tới trung tâm thì hào quang bảy sắc đó sẽ tự nhiên biến mất, chỉ còn lại khoảng trống quang minh lưu ly trong sáng như Mặt Trăng và phủ khắp thân mình an lạc không thể tả (ánh sáng quang minh đó đẹp hơn ánh sáng Mặt Trăng cả vạn lần). Từ đó, mỗi khi nhắm mắt ta sẽ không còn cảm giác thân của mình hiện hữu nữa, mà thấy mình hòa nhập thành một thể với vùng quang minh trong sáng đó. Rồi qua vài ngày sau, ta sẽ thấy trong vùng quang minh trong sáng đó lại hiện lên nhiều màu sắc quang minh lưu ly và xoay chuyển không ngừng (sự xoay chuyển của quang minh rất nhẹ nhàng và thanh tịnh). Rồi qua một thời gian rất lâu, ta sẽ thấy con mắt thứ ba của mình mở lớn ra bằng cái mặt của mình và bao phủ cả hư không. Nghĩa là lúc đó ta sẽ thấy con mắt thứ ba của mình mở lớn ra bằng cái mặt của mình. Khi con mắt thứ ba này được mở ra, thì ta sẽ cảm nhận cả vũ trụ này đều nằm trong con mắt của mình. Rồi qua một thời gian, ta sẽ thấy ở giữa tam tinh của mình lại có một con mắt thứ ba khác mở ra. Nhưng hình dạng và màu sắc của con mắt thứ ba này hoàn toàn khác hẳn với những con mắt trước kia. Có một điều tôi xin chia sẻ thêm, đó là: Khi con mắt thứ ba của ta được mở ra, thì có những lúc ta nhìn thấy được nhiều cảnh vật xung quanh ở xa hoặc ở gần, như là: Trời, đất, rừng, núi, biển, hồ, thành phố, chợ,… Nhưng những cảnh vật này chỉ thoáng qua một chút rồi mất. Nghĩa là trong những lúc ngồi hay nằm niệm Phật, ta chỉ cần nhắm mắt lại và giữ tâm an định, thì sẽ thấy được những cảnh vật ẩn hiện ở trước mắt của mình. Nhiều khi chỉ trong một phút mà ta có thể nhìn thấy được nhiều cảnh vật khác nhau, nhưng chúng chỉ thoáng qua rất nhanh.
Tính từ ngày tôi mở được con mắt thứ ba đến nay là khoảng mười bốn năm (tính đến năm 2017). Trong mười bốn năm đó, có những giai đoạn tôi thường thấy được những cảnh vật ẩn hiện thoáng qua ở trước mắt. Tuy nhiên, có những giai đoạn tôi không nhìn thấy được cảnh vật chi cả, mà tôi chỉ nhìn thấy được những ánh sáng quang minh chuyển biến ở trong tâm thức của tôi mà thôi. Tóm lại, khi con mắt thứ ba của ta được mở ra thì nó sẽ chuyển biến đa hình, đa dạng khác nhau, tùy theo công phu tu hành của ta. Tôi chỉ mới mở được Huệ nhãn, còn Thiên nhãn thì tôi chưa mở được. Vì chưa mở được Thiên nhãn, nên tôi chưa làm chủ được cái thấy của mình, mà tôi chỉ thấy vạn vật thoáng qua thôi.
Cái thấy khi mở mắt: Khi bắt đầu có Nhãn thông, mỗi khi mở mắt ta nhìn đâu đâu cũng thấy có những đốm hoặc những tia màu hào quang xanh, vàng, đỏ, cam khi ẩn khi hiện ở trước mặt. Rồi qua một thời gian, ta nhìn đâu đâu cũng thấy có một vòng hào quang trong suốt với vài màu sắc lợt bao quanh và lớn bằng cái đĩa lớn. Rồi qua một thời gian, cái vòng hào quang đó từ từ mở lớn ra bằng cái bánh xe.
Tại sao ta có thể thấy được như vậy? Là vì khi con mắt trí tuệ của ta bắt đầu mở ra, thì những ánh sáng quang minh ở trong tự tánh sẽ tự nhiên lưu xuất ra ngoài và phản chiếu lại, tạo thành những đốm sáng và hào quang như vậy. Đến khi con mắt Huệ nhãn của ta mở ra được lớn hơn, thì quang minh ở trong tự tánh sẽ lưu xuất ra được tròn đầy và rõ ràng hơn, nên mới tạo thành một vòng tròn hào quang có nhiều màu sắc xanh, vàng, đỏ, cam,… lợt bao quanh như vậy.
Rồi qua một thời gian, ta sẽ không còn nhìn thấy những đốm và vòng hào quang đó nữa. Tại sao? Vì vòng hào quang đó đã được dung thông hợp nhất với chân tâm, mà chân tâm của ta thì bao trùm cả vũ trụ. Khi vòng hào quang đó được hợp thành một thể với chân tâm, thì từ đó mỗi khi nhắm mắt ta sẽ thấy có một bạch hào quang ở giữa tam tinh luôn xoay chuyển và sáng như đèn pha vậy. Rồi qua một thời gian, ta nhìn đâu đâu cũng thấy có những đốm vàng kim ẩn hiện ở trước mắt. Sau đó, lại có màu xanh và màu xanh lá cây đậm ẩn hiện, rồi đến màu đỏ đậm, màu cam đậm,… ẩn hiện. Rồi sau đó, các màu này sẽ hợp lại với nhau và ẩn hiện ở trước mắt của mình. Tóm lại, con mắt Huệ nhãn của mình bên trong đổi màu sắc gì, thì nó hiện ra ngoài màu sắc đó. Chúng hiện được một thời gian thì chúng hòa nhập vào hư không, tức hợp thành một thể Diệu tâm. Rồi cứ như vậy mà những màu sắc này hết ẩn rồi lại hiện lên không ngừng.
Kính thưa quý bạn! Khi có Nhãn thông, mỗi khi nhắm mắt ta sẽ không còn thấy mình nhắm mắt, mà thấy như là mình đang mở mắt. Tại sao? Vì trước kia mỗi khi nhắm mắt ta thấy tối đen như là kẻ bị mù. Còn sau khi có Nhãn thông, mỗi khi nhắm mắt ta sẽ thấy được quang minh của tự tánh luôn xoay chuyển không ngừng. Lúc đó, ta sẽ nhìn suốt được vạn pháp từ giả tới chân. Cái thấy ở đây không có hình tướng, vì không có hình tướng nên vạn tướng đều được hiển hiện.
Còn một điểm đặc biệt là khi con mắt thứ ba mở ra, thì ta sẽ thấy cảnh vật và muôn loài ở xung quanh mình đẹp hơn trước kia. Tại sao? Vì trước kia ta chỉ nhìn thấy cảnh vật qua hình tướng thô kệch của chúng, mà ta không nhìn thấy được thể tánh của chúng. Vì không nhìn thấy được thể tánh của chúng, nên ta không thấy được sự linh động và phát quang của chúng. Sau khi con mắt thứ ba mở ra, ta sẽ thấy được thể tánh linh động và phát quang của chúng. Những vật thể phát quang mà ta thấy được rõ nhất là những vật có ánh sáng như: Đèn, Mặt Trời, Mặt Trăng,… Tóm lại, những vật thể nào mà có ánh sáng, thì ta sẽ thấy quang minh của chúng rõ hơn. Còn những vật không có ánh sáng thì ta chỉ thấy chúng mờ. Giờ tôi xin dùng viên kim cương để làm ví dụ thì quý bạn dễ hiểu hơn.
Ví dụ: Trước kia, ta chỉ nhìn thấy viên kim cương có đủ màu sắc lấp lánh, nhưng ta không nhìn thấy được viên kim cương phát quang. Sau khi con mắt thứ ba mở ra, ta sẽ nhìn thấy viên kim cương phát quang rất đẹp. Như vậy, tạm gọi là thấy luôn thể tánh của viên kim cương.
Giờ tôi xin diễn tả về những ngọn đèn thì quý bạn dễ hiểu hơn. Khi con mắt thứ ba mở ra, ta sẽ thấy mỗi một ngọn đèn dù lớn hay nhỏ, chúng đều có một vòng quang minh với đủ màu sắc bao quanh và tủa ra rất sáng giống như là pháo bông vậy. Nói pháo bông là để cho quý bạn dễ hiểu, trên thực tế thì chúng phát quang đẹp hơn pháo bông cả ngàn lần. Tại sao? Vì pháo bông tuy nó tủa ra rất sáng và rất đẹp, nhưng nhìn chúng rất thô. Còn quang minh phát ra từ những ngọn đèn thì rất đẹp, rất lung linh và trong suốt như lưu ly. Nhưng không phải ngọn đèn nào cũng tủa ra như là pháo bông, mà có những ngọn đèn chỉ có vòng quang đủ màu bao quanh và có ánh sáng trong suốt thôi. Những ngọn đèn tỏa ra đẹp nhất là những ngọn đèn có ánh sáng mạnh như là đèn của xe hơi, xe gắn máy,… Có những cái đèn xe, ánh sáng của chúng tỏa ra xung quanh đến nhiều thước và màu sắc của chúng tủa ra rất đẹp. Tóm lại, là mỗi loại đèn đều có hình dạng, màu sắc và độ sáng tủa ra khác nhau.
Có một lần tôi đi đến thành phố New York và thành phố Las Vegas của nước Mỹ vào ban đêm. Nơi đó có nhiều đèn đường, có nhiều tòa cao ốc và có nhiều xe chạy qua lại. Khi tới đó, tôi cảm giác như mình đang đứng ở giữa một biển pháo bông để nhìn chúng đua nhau nhảy múa. Lúc đó, tôi cũng có cảm giác như mình đang đứng ở giữa một biển vàng bạc, châu báu để nhìn chúng đua nhau khoe sắc lấp lánh. Tóm lại, chúng rất là đẹp và khó diễn tả được hết những vẻ đẹp của chúng bằng lời. Nhưng cho dù chúng có phát quang đẹp như thế nào, thì so với thế giới Cực Lạc chúng chỉ là rác mà thôi. Nói như vậy thì quý bạn đủ hiểu cõi Cực Lạc đẹp như thế nào? Có một điều đặc biệt là: Tùy theo công phu tu hành cao thấp của ta mà nhìn thấy chúng thay đổi khác nhau.
Ví dụ: Hôm nay, ta thấy chúng có những màu sắc và hình dạng này nhưng qua vài ngày hoặc vài tuần sau, ta sẽ thấy chúng có màu sắc và hình dạng khác, dù cùng một ngọn đèn không khác. Tại sao? Là vì cảnh giới trong tâm ta luôn có sự biến đổi không ngừng. Mỗi khi tâm ta có biến đổi, thì ta sẽ thấy cảnh vật xung quanh cũng biến đổi. Tóm lại, nếu công phu tu niệm của ta tiến triển chậm, thì ta sẽ thấy màu sắc của cảnh vật biến đổi chậm. Nếu công phu của ta tiến triển nhanh, thì ta sẽ thấy màu sắc của cảnh vật biến đổi nhanh. Nhưng những sự biến đổi của màu sắc và hình dạng đó đều là do tâm thức của ta biến đổi, không phải là do cảnh vật biến đổi. Đó là nói trên sự thấy biết của con mắt chúng ta. Còn nói trên vạn vật muôn loài ở trong vũ trụ này, thì chúng lúc nào cũng có sự biến đổi không ngừng. Cũng như thân của ta lúc nào cũng có sự biến đổi không ngừng. Vì nó có sự biến đổi không ngừng, nên ta mới có sanh, già, bệnh, chết. (Tôi chỉ mới thành tựu được tới đây nên chỉ chia sẻ được bấy nhiêu thôi).
II. Nhĩ thông (tai)
Khi mới bắt đầu có Nhĩ thông, tai của ta sẽ có những luồng khí lực uyển chuyển trong màng nhĩ, làm cho tai của ta khi thì nghe rõ, khi thì nghe không rõ. Khi thì nghe được cả hai bên, khi thì nghe được một bên. Khi thì nghe được hơi thở của mình thông ra ngoài tai như là lỗ mũi. Lúc đó, ta sẽ hiểu lầm cho rằng màng nhĩ của mình có vấn đề. Rồi qua một thời gian, ta sẽ nghe được tiếng nhịp đập của tim mình rõ ràng như tiếng tích tắc của kim đồng hồ chạy. Nhưng tiếng nhịp tim nghe thanh tịnh hơn tiếng tích tắc của kim đồng hồ nhiều. Lúc đó, ta không biết lại tưởng lầm rằng tim của mình có vấn đề. Rồi qua một thời gian, ta sẽ nghe được tiếng vang bao phủ xung quanh, như là tiếng của những con ve kêu mãi không ngừng. Nhưng tiếng vang đó rất là thanh tịnh, chỉ riêng mình biết và nghe được thôi.
Đến khi được nhất tâm, thì những luồng khí lực trong tai không còn nữa, mà chỉ còn lại tiếng nhịp tim, tiếng niệm Phật và tiếng vang như con ve càng lúc càng rõ ràng và thanh tịnh hơn. Rồi qua một thời gian, tiếng nhịp tim và tánh biết của ta cũng tự nhiên dứt bặt, chỉ còn lại tánh A Mi Đà sáng suốt của ta niệm Phật và tiếng vang như ve kêu bao trùm cả vũ trụ.
Sau khi được nhất tâm, tôi mới hiểu thời gian màng nhĩ của tôi bị khác thường là thời gian chuyển biến của tánh nghe. Nghĩa là thần thức của ta lúc đó đang rút về để nhập thành một thể với chân tâm, nên mới phát ra luồng khí lực làm cho tánh nghe của ta bị xáo trộn. Đến khi thần thức của ta được hợp thể với chân tâm, thì những luồng khí lực đó cũng tự nhiên biến mất. Còn tại sao ta có thể nghe được tiếng nhịp tim rõ ràng? Là vì một khi thần thức và chân tâm của ta được hợp nhất với nhau, thì tánh nghe của ta sẽ được thông suốt trong ngoài không còn chướng ngại, nên ta mới nghe được tiếng nhịp tim và tiếng niệm Phật trong ngoài rõ ràng như vậy.
Lúc mới có Nhĩ thông, ta chưa nghe được nhịp tim và hơi thở của mình niệm Phật. Nhưng qua một thời gian thì mỗi nhịp tim, mỗi hơi thở, mỗi lỗ chân lông của ta đều phát ra tiếng niệm A Mi Đà Phật. Rồi qua một thời gian, ta sẽ không còn nghe nhịp tim, hơi thở và lỗ chân lông của mình niệm Phật nữa, mà chỉ còn nghe tánh sáng suốt của ta niệm A Mi Đà Phật bao trùm cả vũ trụ. Khi có Nhĩ thông, mỗi khi nghe nhạc ta sẽ thấy âm thanh của chúng hay hơn trước kia rất nhiều. Tại sao? Vì lúc đó ta không còn nghe bằng tánh nghe của ta, mà nghe bằng thể tánh nghe của ta. Vì nghe bằng thể tánh, nên ta mới nghe xuyên qua được thể tánh của người hát và thể tánh của âm thanh. Tóm lại, ta sẽ nghe xuyên qua được thể tánh âm thanh của vạn vật muôn loài ở trong vũ trụ này. Nhưng không phải âm thanh nào cũng làm cho ta cảm thấy dễ chịu hoặc nghe hay hơn, mà có những âm thanh làm cho ta cảm thấy rất là khó chịu và không muốn nghe. Tóm lại, âm thanh nào thanh tịnh, thì ta sẽ cảm nhận hay hơn trước kia, còn âm thanh nào ồn ào thì ta sẽ cảm thấy khó chịu hơn trước kia. Vì vậy, những người tu hành càng cao, thì họ càng thích sống ở những nơi thanh vắng như non cao, núi thẳm,… Họ không thích ở những nơi đô thị ồn ào, náo nhiệt. (Tôi chỉ mới thành tựu được tới đây nên chia sẻ được bấy nhiêu thôi).
III. Thần túc thông
Khi có Thần túc thông, thân tâm của ta lúc nào cũng được nhẹ nhàng và thanh tịnh. Trong giấc ngủ, ta thường tự nhiên nhập định xuất thần thức bay đi khắp nơi an nhiên và tự tại. Tự nhiên, nghĩa là ta không cố ý nhập định để xuất thần thức, mà thần thức của ta tới một giai đoạn nào đó, nó sẽ tự động xuất ra trong lúc ta đang ngủ. Khi thần thức mới xuất ra lần đầu, ta sẽ bị chới với và hết hồn. Tại sao? Vì thần thức của ta xưa nay chưa bao giờ xuất ra và bay đi như vậy (thần thức mà người đời thường gọi là linh hồn hay thần hồn). Khi thần thức xuất ra ta biết rất rõ như mình đang thức vậy. Lúc đó, ta có thể bay được xuyên tường, xuyên núi, độn biển, độn thổ,… Tóm lại, ta có thể bay xuyên qua được vạn vật muôn loài không chướng ngại. Cũng vì bay xuyên qua được vạn vật muôn loài, nên ta mới bị chới với và hết hồn. Nhưng qua vài lần xuất hồn thì ta sẽ quen đi và cảm thấy an lạc không chi sánh bằng.
Khi mới có Thần túc thông, thần thức của ta chỉ bay được thấp và thời gian rất ngắn. Nhưng qua một thời gian, thì thần thức của ta sẽ bay được xa và thời gian sẽ lâu hơn. Khi mới có Thần túc thông, ta sẽ không biết điều khiển sự thăng bằng, nên thường bị bay đi tán loạn và đảo lộn tứ tung. Nhưng qua một thời gian thì ta sẽ biết điều khiển sự thăng bằng. Lúc đó, ta muốn bay cao, bay thấp hay muốn ngừng đều tùy ý (có giới hạn). Rồi qua một thời gian, ta sẽ không còn thấy thần thức của mình xuất ra khỏi thân và bay đi như trước nữa, mà thấy toàn thân của mình bay đi. Toàn thân bay đi nghĩa là trong những lúc nhập định, ta sẽ không còn thấy thần thức của mình xuất ra khỏi thân bay đi, mà sẽ thấy mình đang đi hay đang ở một nơi nào đó, rồi tâm thức của mình tự nhiên muốn bay. Khi tâm thức của mình muốn bay, thì thân của ta sẽ tự nhiên bay bổng nhẹ nhàng theo tư tưởng. (Tự, là tự tánh của ta muốn bay; nhiên, là bản nhiên của ta tự nhiên biến hóa). Tóm lại, lúc đó không phải ta khởi tâm muốn bay mà tự tánh của ta tự nhiên biến hóa, nên mới gọi là thần thông của tâm thanh tịnh. Tuy tự tánh của ta tự nhiên biến hóa, nhưng tâm thức của ta làm chủ và điều khiển. (Tôi chỉ mới thành tựu tới đây nên chỉ chia sẻ được bấy nhiêu thôi).
Nếu chúng ta tu hành có đủ thần lực và trí tuệ để điều khiển Thần túc thông, thì sau khi mạng chung ta sẽ có đủ sáng suốt để bay thẳng về Tây phương Cực Lạc. Tại sao ta có thể bay thẳng về Cực Lạc? Là vì hoa sen ngàn cánh và báo thân Phật của ta đã được sanh ra ở trên đó lâu rồi.
IV. Tha tâm thông
Khi có Tha tâm thông, ta sẽ cảm nhận được mỗi niệm vi tế thiện, ác khởi lên trong tâm mình. Nhờ có Tha tâm thông mà ta mới cảm nhận được lòng từ bi và hoài bão của chư Phật, chư Bồ tát và cảm thông được nỗi đau khổ của chúng sinh mọi loài. Nhờ có Tha tâm thông, mà ta mới nghe được Diệu âm A Mi Đà phát ra từ tâm của chư Phật, tâm của chúng sanh và tâm của ta. Tóm lại, nhờ có Tha tâm thông mà ta mới sống được với tâm của chư Phật, tâm của chúng sanh và tâm của ta. Nhờ sống được mà ta mới thấy tâm của chư Phật, tâm của chúng sanh và tâm của ta là một thể không hai.
V. Túc mạng thông
Nói trên tâm: Khi chúng ta thấy được Phật tánh là thấy được vô lượng kiếp quá khứ, hiện tại và vị lai của mình. Nghĩa là khi thấy được Phật tánh, thì ta sẽ thấy được vô lượng kiếp quá khứ của mình chỉ là giả, không thật. Còn hiện tại thì ta biết rõ mình sẽ thành Phật tương lai. Vì vậy, trong Kinh Phật nói: “Một khi chúng sanh thấy được chân tâm, thì sẽ thấy được hết quá khứ, hiện tại và vị lai của mình”.
Nói trên thân: Khi có Túc mạng thông, trong giấc ngủ hay trong những lúc nhập định, ta sẽ thấy được một số kiếp trong quá khứ của mình rõ như ban ngày. Tại sao? Vì những chủng tử tốt xấu, thiện ác mà ta đã tạo trong vô lượng kiếp đến nay, chúng vẫn còn tồn trữ ở trong tàng thức của ta. Nay thần thức của ta rút về chiếu soi tàng thức, thì những hình tướng chủng tử thiện ác, tốt xấu đó sẽ tự nhiên phản chiếu lại trong giấc mơ hoặc trong những lúc ta nhập định.
VI. Lậu tận thông
Khi có Lậu tận thông, tâm thức của ta sẽ được giải thoát, không còn bị đau khổ vì những thứ dục vọng của thế gian. Lúc đó, thân tâm và thế giới ta đều buông xả hết, chỉ còn một niệm vì tất cả chúng sanh. Ngoài cái niệm này ra, ở trên đời này không còn có gì để cho ta lưu luyến cả.
Kính thưa quý bạn! Chúng ta tu hành mục đích là khôi phục lại Diệu tâm thanh tịnh, vì chỉ có tâm thanh tịnh của ta mới sanh ra được thân kim Phật. Vì vậy, người tu Tịnh độ từ khi khởi tu cho tới khi chứng đắc, không nên khởi niệm tu luyện thần thông biến hóa. Nếu ta còn khởi niệm tu luyện thần thông biến hóa, thì sẽ không bao giờ được chứng đắc. Tóm lại, tu tâm thanh tịnh là hướng nội không phải hướng ngoại và sáu loại thần thông mà ta có được đó, đều là từ trong chân tâm của ta tự nhiên hiển lộ ra. Nói một cách khác cho dễ hiểu là: Sáu loại thần thông thanh tịnh mà ta chứng được đó, vốn sẵn có ở trong Diệu tâm của ta. Chẳng qua trước kia ta như kẻ si mê, bỏ nhà ra đi và cam tâm chịu khổ, ăn xin bần cùng khắp nơi. Nay nhờ có Phật đến chỉ điểm, nên ta mới biết quay về để hưởng thụ những gì mà ta đã có sẵn, chỉ đơn giản vậy thôi.
VII. Phần nhắc nhở
Nếu trên đường tu hành ta được chứng đắc, thì không nên xem nặng mà hãy xem chúng như những phần thưởng khuyến khích, để giúp cho ta tu hành thêm tinh tấn. Chúng ta không nên khởi tâm ham thích thần thông. Còn nói riêng về Thần túc thông: Tuy là trong giấc ngủ thần thức của ta thường tự nhiên xuất ra bay đi khắp nơi, nhưng ta không nên tham chấp. Nghĩa là tùy theo công phu tu hành của ta tới một giai đoạn nào đó, thì thần thức của ta sẽ tự nhiên xuất ra, không phải tự ta nhập định để điều khiển thần thức xuất ra, nên mới gọi là thần thông của tâm thanh tịnh. Tóm lại, trong thời gian thần thức xuất ra, ta không nên khởi tâm bay đây hay bay đó để tìm hiểu tứ tung, mà trong tâm chỉ tưởng nhớ đến Phật A Mi Đà. Tại sao? Vì mục đích của ta tu hành là đi về Cực Lạc để gặp Phật A Mi Đà, nên mỗi khi thần thức được xuất ra, thì ta phải biết nắm lấy cơ hội để huấn luyện cho Thần túc thông của mình. Có như vậy thì đến phút lâm chung, thần thức của ta mới có đủ trí tuệ sáng suốt để bay thẳng về Tây phương Cực Lạc.
Tóm lại, cho dù thần thức của ta trong lúc xuất ra có bay đi dạo chơi khắp nơi cũng không sao. Điều quan trọng là trong lúc bay, ta phải luôn có trí tuệ sáng suốt để điều khiển thần thức và tưởng nhớ đến Phật A Mi Đà. Nói như vậy không có nghĩa là ta ham làm Phật mà bỏ mặc chúng sanh. Nếu ai nghĩ như vậy thì người đó không hiểu gì về ý nghĩa tu hành và độ tha cả. Tại sao? Vì muốn cứu được chúng sanh đời đời, kiếp kiếp thì bản thân ta phải lo tu thành Phật trước. Nếu không, ta lấy cái gì để mà cứu chúng sanh đây? Muốn cứu chúng sanh thì ta phải dùng hành động thực tế, không phải dùng những lời nói suông. Huống chi, mỗi một niệm của ta đang tu niệm hằng ngày, đều là đang độ chúng sanh và chuyển hóa cái vũ trụ này.
Kính thưa quý bạn! Chúng ta tu hành mục đích là phải khôi phục lại chân tâm (Phật tánh) để đi làm Phật, không phải tu hành để mong có được thần thông biến hóa của A-la-hán. Nếu chúng ta tu hành mà mong có được thần thông biến hóa của A-la-hán, vậy thì tu làm gì. Tại sao? Vì thần thông biến hóa của A-la-hán không thể giúp ta thành Phật. Duy chỉ có thần thông của tâm thanh tịnh mới giúp ta thành Phật được thôi.
Xưa kia, Phật đã làm gương cho chúng ta xem. Lúc đó, Ngài đã thành Phật và có thần thông biến hóa nhiệm mầu, vậy mà Ngài cũng không cứu được dòng họ Thích của Ngài. Cuối cùng dòng họ Thích của Ngài cũng bị vua Lưu Ly giết sạch. Tại sao? Vì dòng họ Thích của Ngài đã có oan nghiệp với vua Lưu Ly. Câu chuyện này cho chúng ta thấy, một khi quả báo kéo đến thì dù ta có chạy đường trời cũng không thoát. Còn nói về hàng đại đệ tử của Phật thời đó, thì Ngài Mục Kiền Liên là có thần thông đệ nhất. Ngài có thể dời sông, lấp biển hoặc hóa thân đi khắp các cõi Trời. Vậy mà cuối cùng Ngài cũng bị ngoại đạo đánh đập cho tới chết. Câu chuyện này cũng cho thấy nghiệp báo của chúng ta thật là đáng sợ và thần thông biến hóa cũng không cứu được ta và chúng sanh. Duy chỉ có thần thông của tâm thanh tịnh mới cứu được ta và chúng sanh thoát khỏi luân hồi mà thôi. Nếu là đệ tử Phật, thì ta phải biết tâm nguyện của chư Phật chỉ mong chúng ta khôi phục lại tự tánh A Mi Đà để đi làm Phật. Quý Ngài không có dạy chúng ta tu luyện để có thần thông biến hóa như A-la-hán.
Ở đây, tôi xin nhắc lại ý nghĩa của tự nhiên là: Tự, là tự tánh của ta phát ra; nhiên, là bản nhiên của ta tự nhiên biến hóa. Tức là nói sự tu niệm của ta tới một giai đoạn nào đó, thì sẽ thấy được thần thông và trí tuệ của mình tự nhiên hiển lộ. Nếu sự thành tựu từ chân tâm tự nhiên hiển lộ, thì ta không nên khởi tâm mong cầu. Vì làm như vậy chỉ tạo thêm chướng ngại cho tâm thanh tịnh của ta mà thôi.
Kính thưa quý bạn! Vì cuộc sống của tôi luôn bôn ba và bận rộn, nên tôi không có nhiều thời gian và sức khỏe để ngồi nhập định. Vì vậy, tôi chưa có dịp nhập định để xuất thần thức trong lúc ngồi, mà tôi chỉ nhập định xuất thần thức trong những lúc ngủ thôi. Tôi viết thêm phần này là để quý bạn không bị hiểu lầm, rồi cho rằng chỉ có ngủ mới nhập định xuất hồn được, còn thức thì không thể nhập định xuất hồn. Tôi chỉ mới bước vào được ngưỡng cửa của lục thần thông thanh tịnh, nên khả năng chỉ chia sẻ được bấy nhiêu thôi. Mong là một chút kinh nghiệm này, có thể giúp quý bạn phần nào trên con đường tu tập và cũng xin quý bạn tin sâu vào pháp môn Tịnh độ: “Có tu là có chứng”.
VIII. Phần thời gian thành tựu
Nói về sự thành tựu, thì mỗi giây, mỗi phút thân tâm của ta đều có sự thành tựu tương tục không gián đoạn. Chẳng qua khi công phu còn yếu thì ta không thấy rõ. Tuy không thấy rõ, nhưng ta đều cảm nhận được sự hạnh phúc và an lạc ở trong tâm mình phát triển mỗi ngày.
Giờ tôi xin chia sẻ vào thời gian thành tựu để quý bạn tìm hiểu thêm. Khi bắt đầu có lục thần thông thanh tịnh, cứ khoảng từ ba cho đến sáu tháng, thì ta sẽ thấy được sự tu hành của mình thăng lên một bậc. Rồi qua một thời gian, tùy theo công phu tu niệm của mình, mà thời gian thành tựu được rút lại ngắn hơn. Rút lại ngắn hơn, nghĩa là thay vì trước kia khoảng từ ba đến sáu tháng, thì ta mới thấy được sự thành tựu của mình thăng lên một bậc. Nhưng khi tu hành cao hơn, thì khoảng một hay hai tháng thì ta sẽ thấy mình thăng lên một bậc. Mỗi lần được thăng lên một bậc, thì ta đều biết rõ ràng và sự thăng tiến đó chính là tâm ấn tâm. Tâm ấn tâm, nghĩa là trong thời gian tu hành ta sẽ cảm nhận được tâm của mình và tâm của chư Phật càng lúc càng được dung thông và hợp nhất với nhau. Sự dung thông và hợp nhất đó chỉ có tâm Phật của mình tự thầm biết thôi. Vì vậy, Tịnh độ được gọi là: “Pháp môn tâm ấn tâm, dứt bặt ngôn từ đối đãi”.
Kính thưa quý bạn! Tịnh độ là pháp môn nhân quả đồng thời, nên trong thời gian tu hành ta sẽ thấy được hai mặt thành tựu. Hai mặt thành tựu, đó là: Một, ta sẽ thấy thần thức của mình từ từ rút về chân tâm; hai, ta sẽ thấy tâm Diệu minh của mình được khôi phục lại từng phần. Tóm lại, trong tiến trình tu hành, ta sẽ thấy được một bên là thần thức của mình đang phá từng ấm để trở về chân tâm. Tức là phá năm ấm vô minh sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Còn một bên, ta sẽ thấy sáu loại thần thông và trí tuệ của mình đang được khôi phục lại từng phần rất là vi diệu, không thể nghĩ bàn.
Giờ chúng tôi xin lấy thời gian thành tựu của Thần túc thông để phân tích thì quý bạn dễ hiểu hơn. Chỉ cần hiểu được sự chuyển biến của một loại thần thông, thì các loại thần thông khác cũng tương tự như vậy.
Ví dụ: Hôm nay, thần thức của ta tự nhiên xuất ra bay đi khắp nơi, rồi ngưng không xuất ra nữa. Qua vài tháng sau, thần thức của ta lại xuất ra vài lần rồi lại ngưng. Rồi cứ như vậy, tùy theo công phu tu niệm của ta mà thần thức được xuất ra nhiều hay ít. Mỗi lần thần thức được xuất ra như vậy, thì ta lại có thêm thần lực và trí tuệ để điều khiển Thần túc thông của mình. Thật ra mỗi giây, mỗi phút thân tâm của ta đều có sự thành tựu tương tục, chẳng qua ta không để ý nên không thấy đó thôi. Cũng như cây cam khi được nở hoa kết trái thì ta mới thấy, nhưng trên thực tế thì quả cam đó đã được thành tựu tương tục từ khi ta gieo hạt cam xuống đất.
Chúng tôi viết thêm phần thời gian thành tựu, là để giải tỏa những thắc mắc và hiểu lầm trong tâm của quý bạn. Vì xưa nay có nhiều bạn thành tựu được một cảnh giới tốt nào đó, rồi sau đó vài tháng, không thấy được chuyển biến gì nên sanh tâm lo lắng hoặc nghĩ rằng: “Vì mình chia sẻ sự thành tựu đó cho bạn đồng tu nghe, nên chư Phật không còn gia hộ nữa”. Thật ra, không phải vậy, xin quý bạn chớ hiểu lầm về chư Phật. Quý bạn nên biết rằng làm bất cứ việc gì cũng phải cần có thời gian hun đúc. Điều quan trọng là bạn phải luôn cố gắng tu niệm Phật ngày đêm, còn sự thành tựu nó sẽ tự nhiên đến, dù cho bạn có mong cầu hay ngăn cản cũng không được. Nếu bạn vẫn còn khởi tâm mong cầu thì sẽ gặp chướng ngại lớn đấy. Xin quý bạn ghi nhớ hai câu Phật dạy: “Buông xả tất cả là có tất cả”; “Phật hay phàm chỉ cách nhau một niệm chấp trước mà thôi”.