Inrasara: VÀ, TỪ MIỀN AN TỊNH

[thơ & lời bình, cho MTP ngày 8-3]

Với con tim đầy tràn sám hối
như con chiên sùng kính tìm đến Đức Mẹ Maria
ta quỳ dưới chân em thầm thì lời cầu khấn bôi xóa ngàn tội lỗi trần gian

Như đứa con lạc đường hướng về Đất Thánh Po Nưgar
bằng niềm thiêng cao cả
ta hành hương về úp mặt miền ngực em mặc cho nước mắt chảy dài
vùi chôn bao ưu phiền tục lụy

Như tín đồ trong nỗi ngất ngây của loài tình yêu vô hạn độ
ta tìm về em
em – Muk Thruh Palei của lòng ta
em, chân trời còn lại

Em – Bà Tổ Quê Hương
mở lòng tha thứ ta đứa con lầm lỗi
vuốt ve xoa dịu nỗi buồn thăm thẳm ta
dạy bảo ta như một đứa trẻ thơ ở buổi đầu bập bẹ

Ta, kẻ mù đi trong đêm nâu
ánh mắt em là ngọn nến
chín ngón tay dài em đưa ta băng qua hang hố cuộc người
về miền an tịnh
cho ta được một lần và muôn ngàn lần nữa
ban mai.

*
Ngày Quốc tế Phụ nữ, là để kỉ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới, đòi quyền bình đẳng giới, và… Ở Việt Nam thì hơi khác, thay vì nhập cùng dòng chảy thời cuộc, đại đa số chị em mong được… tặng quà.
Thế nên bên cạnh một số nhân vật nữ hiện đại [và hậu hiện đại] xuất sắc, như Ý Nhi [trong văn chương], Phạm Thị Hoài [báo chí], Trịnh T. Minh-hà [nghệ thuật], và các chị em khác đã thực sự ở thế bình quyền, còn lại phần đông người nữ Việt Nam vẫn còn tòng thuộc, nếu không nói là nô lệ trong tư tưởng lẫn hành động.
Từ nô lệ hạng sang [như lấy chồng Tây không xứng tầm để phải chịu bao hệ lụy] đến phận làm dâu xuất khẩu bị ngược đãi, từ chấp nhận làm đời ô-sin cho cho đến nhập vào dòng lao động xuất khẩu gánh vác công việc quá tải…
Người nữ Cham trong đất nước Việt Nam thuộc truyền thống gia đình mẫu hệ Muk Thruh Palei, chị em có thể làm gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *