[hay THƯ GỬI KARIM, “một lần đầu và một lần cuối… cuối… ứ… vẫy tay… vẫy tay chào nhau…”]
Mào đầu.
Lẽ ra sau lời chúc “Tadhau Bal Katê”, tôi nghỉ FB một tuần, phiền là do SỰ CỐ CHẢ ĐÁNG XẢY RA nên mới có Stt này.
Việt Nam có loài văn học ám chỉ, trong đó món “phê bình ám chỉ” tồn tại dai như đỉa. Mới năm ngoái thôi, 2 nhà phê bình trích văn tôi, rồi bàn tùm lum về tôi mà không dám nêu tên tôi, đã bị tôi lôi lên diễn đàn tặng cho một chùy, tắt đài.
Hôm nay, lạ – mẻ của nền văn học kia bay qua nhà tôi, lại từ phía Cham, mới ẹ!
Đăng Stt này, mong đồng bào đồng chí và các bạn đọc qua rồi quên đi, để còn chơi Katê.
GỬI KARIM!
Đọc cái còm của Karim, tôi nghĩ mãi không ra anh nói gì. Có lẽ anh đang bàn về ông Inrasara nào đó về bài nào đó, chứ không phải về Stt “Giải ảo truyền thống” của tôi. “ẢO & GIẢI ẢO” là serie bài của tôi [đã viết 30 bài, và còn nữa], trong đó “Giải ảo truyền thống” chỉ là một trong những.
Có mấy điều cần nói ra giúp Karim & các bạn rõ vấn đề:
1. Do các bạn Cham TỰ ĐÓNG KHUNG MÌNH TRONG CÁI AO LÀNG CHÀM, nên cứ nghĩ Inrasara viết về/ cho Cham. “ẢO & GIẢI ẢO” là tôi viết cho cả thế giới đọc, chứ có riêng Chàm mình đâu nào!
2. Do các bạn Cham mãi bị vụ Akhar thrah ám [cả phe BBS lẫn phe chống BBS], nên tôi viết tận đẩu đâu, các bạn cũng nghĩ mình bị ám chỉ. Tội hôn?
Có ai tìm thấy trong Stt này 1 chữ nào đề cập đến Akhar thrah không? Riêng việc các bạn [cả 2 phía] còm thế nào là chuyện của họ, chứ tôi không liên can.
3. Karim khi không nổi hứng tố cáo ghê quá! Lẽ nào anh ra nước ngoài sống 30 năm chỉ tiếp thu có mỗi nền giáo dục đó, hỉ? Mèng! Anh quá biết là, về ngôn từ tôi phải giàu gấp 3 anh chứ, nghĩa là tôi quá thừa chữ, nhưng lẽ nào tôi lại dùng nó để tố cáo Chàm mình?
THÊM.
VỀ LẠC ĐỀ. Vài bạn còm về Stt lạc đề mà không biết. Xin kể chuyện này hầu các bạn.
Năm 1977, tôi và bạn học TLTr. thi vào khoa Văn ĐH Sư Phạm TPHCM. Vì cùng vần Tr, 2 chúng tôi chung phòng. Ra khỏi phòng thi, tôi hỏi làm bài thế nào [bạn đồng môn mà, hỏi thăm là phải lẽ], bạn kêu làm 4 trang với vẻ mặt hếch lên rất oách [trong khi tôi 3,5 trang].
Tôi hỏi làm thế nào, bạn kể. Tôi nói: Ôi, bạn lạc đề rồi.
Thế là bạn chưởi tôi. Lúc đó còn trẻ dại nên tôi khá hăng, đốp lại:
– Bạn bị điểm liệt là cái chắc, còn không thì chỉ được 0,5 điểm thôi, coi như trả công viết.
Lạc đề mà không biết mình lạc đề, rồi người ta nói cho biết mà còn cãi, mới thảm. Kết quả năm đó thế nào thì rõ rồi.
GIẢI MINH
“Truyền thống & Sáng tạo” là vấn đề trở đi trở lại nhiều lần trong suy tư của tôi về nghệ thuật [cả tiểu luận lẫn trả lời phỏng vấn], trong đó có 2 bài đinh viết từ hơn 10 năm trước, được nhiều tạp chí đăng lại:
“Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lại gần”, là tham luận tại Hội thảo thơ TP Hồ Chí Minh, 25-8-2006; và “Cách mạng nghệ thuật nhìn từ hội họa”, Vanchuongviet, 17-4-2008.
Stt “Giải ảo truyền thống” là bàn về nguyên lí trong quan hệ giữa Truyền thống & Sáng tạo, ở đây tôi đưa vài ví dụ [từ thế giới, đến VN sang Cham] để minh họa:
– Hội họa Tây phương
– Thơ Việt từ cổ điển đến hiện đại
– Riêng Cham là: các phong cách tháp Chàm.
– Sau đó mới liên hệ về cá nhân mình như là người trong cuộc.
Kết.
Bà con thấy đó, Stt này không dính gì đến “cãi nhau” của Cham 10 năm qua cả. Nếu bạn FB nào đó, do không nắm được nội dung Stt thành lạc đề, và nhất là – để tỏ vẻ với hàng xóm rằng ta đây cũng là người hiểu biết như ai, thì không liên quan tới chủ đề này.
Dẫu sao tôi cũng đã trả lời, thứ 1: Vì phép lịch sự; thứ 2. Để giúp họ nắm được câu chuyện. Còn nếu họ không hiểu thì đành chịu vậy thôi.
Karun!
*
Lời cuối cho [em] Karim: Để có cái nhìn khách quan, Karim hãy in Stt “Giải ảo truyền thống” này ra, rồi đưa cho bất cứ sinh linh nào trên thế giới [biết tiếng Việt] đọc, hỏi xem ông Inrasara có viết nó với mục đích ám chỉ vụ Akhar thrah không, thì rõ ngay. Nhé!
Thêm, ở bài “Giải ảo Muôn năm (chuyện chính trị)” tôi đề cập thẳng ảo tưởng về “muôn năm” của chế độ hiện hành, vài bài còn đụng nhiều nhân vật to con khác mà chả ngán, lẽ nào tôi đi ngán vài ngài Chàm mình ở CPK mà phải ám chỉ nhỉ.
Ảo tưởng mình là thứ dữ, hỏi có nhảm hôn?
Bis. VIẾT RIÊNG CHO KARIM!
[giải minh qua sinh hoạt chữ nghĩa của tôi ở VN, và viết riêng cho Karim]
Thật tình, tôi rất sợ làm bất cứ Cham nào buồn lòng. Trao đổi với người ngoài Cham, tôi nổi tiếng thẳng thừng và quyết liệt, riêng với Cham tôi NHÂN NHƯỢNG. Có 3 điểm tôi muốn tâm sự với anh Karim.
1. Về “Truyền thống – bản sắc – sáng tạo”, tôi đã triển khai chủ đề này từ năm 2004 [chú ý: 13 NĂM TRƯỚC], ngay khi tôi nhập cuộc lí luận phê bình. Tôi đã dẫn ra nguyên đoạn văn ở 1 còm của mình để minh chứng.
Quan điểm đó đến nay không thay đổi.
Thế nên, quan điểm ở Stt của tôi vừa qua không liên quan gì đến bất cứ vấn đề cụ thể nào của Cham cả. Vấn đề Akhar thrah Cham đến sau đó rất lâu. Karim và các bạn hiểu cho.
2. Đọc đoạn văn kết của tôi:
“Khư khư giữ truyền thống, tuyên bố kẻ sáng tạo là người phá hoại truyền thống, quanh đi quẩn lại là 3 loài sinh linh:
– Hoặc đầu óc sinh linh kia cổ hủ, không nhập được cái mới vào tim óc.
– Hoặc anh/ chị ta thiếu khả năng sáng tạo, đâm ganh với kẻ sáng tạo.
– Hoặc ông/ bà ấy bám “truyền thống” với ý đồ trục lợi, hay chính trị.”
Karim viết: “Phán quyết này là nhằm ám chỉ ai?” Và anh nghĩ tôi ám chỉ anh [& phe anh]. Tôi đã nói một lần rồi: tôi không việc gì phải sợ bất kì ai để mà phải ám chỉ cả!
+ 2 ý đầu là tôi lặp lại quan điểm cũ của mình khi tranh luận với các nhà văn VN về Phong trào cách tân thơ, từ năm 2004. Chú ý: TỪ 13 NĂM TRƯỚC.
Cách tân thơ bị các nhà phê bình bảo thủ phê phán và tẩy chay, tôi bảo vệ nó tối đa, và đấu tranh không khoan nhượng trên các diễn đàn chữ nghĩa.
Dùng chữ “CỔ HỦ” còn đỡ, có lần tôi dành đích danh từ NGU để gán cho các đầu óc bảo thủ ngoan cố kia nữa là.
Còn GANH, khi phong trào này mở ra, rất nhiều nhà thơ cổ truyền tìm cách dìm các sáng tác của nhà thơ cách tân. Đơn giản, vì họ “thiếu khả năng sáng tạo”. Đây là thực tế của sinh hoạt văn hoạt VN. Các bạn không theo dõi, nên không biết, từ đó cứ vận vào bản thân mình.
Suy ra: 2 ý trên không liên quan gì đến các bạn cả.
Karim cho tôi ám chỉ anh [& phe anh] càng sai.
+ Câu “bám truyền thống với ý đồ trục lợi, hay chính trị.” là ý tôi thường xuyên dùng để xiển dương và bảo vệ phong trào Hậu hiện đại.
TRỤC LỢI, là dành cho những người trực tòa soạn báo chí, không chấp nhận đăng thơ Tân hình thức và Hậu hiện đại, chỉ để thơ cũ của họ có đất sống.
Còn CHÍNH TRỊ? Đã có không ít nhà phê bình chính thống tố cáo tôi, cho tôi là người xiển dương và bảo vệ Hậu hiện đại. Ví dụ tạp chí Hồn Việt tháng 10-2007 (GS Mai Quốc Liên Tổng biên tập), sau khi mang một bài thơ hậu hiện đại ra phân tích, đã tố cáo tôi:
“Tuyên bố như ông Inrasara, người luôn cổ vũ, tuyên truyền cho các dòng thơ phá phách “hậu hiện đại” này… thì là phi lịch sử và nhất là ẩn đằng sau những lời lẽ cổ vũ ấy là những hàm ý sâu xa hơn, thách thức hơn, kích động hơn, không khó nhận thấy.”
Đó chính là chụp mũ chính trị! Tại sao các nhà chính trị và các giáo sư, nhà phê bình Nhà nước sợ Hậu hiện đại đến thế? – Vì tinh thần cốt tủy của Hậu hiện đại là phi tâm hóa!
Chú ý: chuyện xảy ra từ 10 NĂM TRƯỚC.
Suy ra: Cả “trục lợi và chính trị” ở đây hoàn toàn không liên quan gì đến Cham!
3. Riêng Karim, ở Việt Nam, tôi nghe nhiều người cho anh “lính đánh thuê”, “tay sai” cho PD, nghĩa là không phân biệt đúng/ sai mà: viết thuê thuần túy. Tôi nghe lỗ tai này qua lỗ tai khác thôi, chứ không quan tâm [xin lỗi vì phải nhắc đến tiếng đồn nhảm này].
Có lẽ lời đồn này cũng đến tai anh, thế nên khi đọc đến chữ “trục lợi, hay chính trị” anh liền giật mình thột, nghĩ tôi ám chỉ mình. Có vậy đâu! Tôi có cả đống việc, nên ít chú ý chuyện vặt vãnh lắm.
Nghĩ vậy, thì không hại tôi gì cả, mà chỉ THIỆT cho anh: Vì NGHI BẬY cho một nhà lí luận phê bình Cham cấp tiến, luôn xiển dương tinh thần Phi tâm hóa Hậu hiện đại, thì thiệt cho Cham thôi.
Karun & Thug/k siam!