Chuyện văn nghệ VN 21. THƠ KHÔNG CẦN CHẺ SỢI TÓC LÀM TƯ

Mươi hôm trước, bạn thơ Lê Vĩnh Tài viết Status về thơ có nhắc tới vụ tôi đếm chữ, cân dòng để đánh giá thơ, bị một bạn FB phản ứng rằng, đâu nhất thiết phải làm thế: thơ chỉ cần cảm là đủ. Khi ấy tôi đang bận vụ CHAM CẦM TAY, nên cho qua. Nay xin nói lại.

Thơ chỉ cần hay, và cái hay không cần đến sự phân tích chẻ sợi tóc làm tư, là suy nghĩ phổ quát của đại đa số người làm/ đọc thơ Việt. Phân tích chỉ dành cho triết học Tây phương, Đông phương có lối nhìn khác: tổng quát. Cả hai lối nghĩ đều bị… hỏng.

1. Vụ “đếm chữ cân dòng” trong thơ [đối sánh 4 người] xảy ra, khi tôi đọc thấy Nguyễn Huy Thiệp vừa khen thơ lục bát Đồng Đức Bốn “sáng tạo”, vừa chê nhà thơ này “ít chữ”. Tôi nói: cả hai ý đều sai, và chứng minh ngược lại (tham luận tại Hải Phòng).
Nguyễn Huy Thiệp phát ngôn cảm tính, do thiếu thao tác phân tích. Cảm tính, do đó nếu có đúng là cái đúng đầy may rủi. Thế nên ở Bàn tròn Văn chương, với ý định tránh cho người làm phê bình sa lầy vào truyền thống cảm tính, một quy ước tôi đưa ra là: “không khen không chê”, mà phải biết gọi tên, dẫn chứng để chứng minh luận điểm của mình.

2. Tây phương phân tích – đúng, cái gì họ cũng mang ra phân tích được, phân tích đến tận cùng. Hạt nhân, tế bào, tâm lí… Nhưng bảo Đông phương thiếu phân tích là sai to. Câu hỏi: Đông phương là Đông phương nào?
Hãy nhớ Duy thức tông của nhà Phật từ 18 thế kỉ trước! Freud, Jung… chỉ là những chú lùn, khi mang đặt bên cạnh anh em Vô Trước, Thế Thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *