CHÚNG TA ĐANG TÀN PHÁ SINH LỰC TINH TÚY NHẤT CỦA CHÚNG TA, HÀNG NGÀY!

(trích I n r a s a r a, S A M Ạ C L A N D Ầ N… [lãng du văn chương & chữ nghĩa Việt])

Với nhà văn, độ tuổi 30-50, là tuổi đứng bóng mặt trời của sức sáng tạo. Sớm hơn, nhà văn chưa thật sự chín; muộn hơn, lực mòn, óc tưởng tượng cạn, lửa đam mê cũng nguội lạnh. Ở độ tuổi đó, tôi đã làm gì?
Năm 1987-1992: tôi lao mình tìm sinh nhai nuôi gia đình;
năm 1992-1997: tôi đắm đầu vào soạn từ điển với nghiên cứu văn học Cham;
năm 1997-2002: tôi lo ổn định cuộc sống ở Sài Gòn; để sau khi dựng Cty cho bà xã, tôi mới được thật sự sống trọn vẹn với chữ nghĩa.

Thế là chỉ còn vỏn vẹn 5 năm!
5 năm, cố rặn lắm, tôi chỉ được Lễ Tẩy trần tháng Tư, Chân dung Cát, và phần nào đó: Chuyện 40 năm… với Ở nơi ấy [thơ thời cuộc], Tcherfunith tạm gọi là sáng tạo. Còn lại, chỉ là sáng tác nhai lại, cùng mấy thứ nghiên cứu với phê bình nhảm nhí.
Sau đó, lực đã mòn, lửa đã nguội, và óc tưởng tượng kém bay bổng đi.

Hai năm nay, trước ngưỡng lục thập, tôi càng chẳng làm gì ra hồn.
Lại là từ điển: 4.650 Từ Việt – Chăm thông dụng (2014).
Sáng tạo ư? – Có mỗi cái tùy bút: Những cuộc đi & cái Nhà (2015), ở đó đến một nửa là chỉnh sửa từ những gì từng đẻ ra trước đó.
Ngay phê bình, cả 3 cuốn: Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say, Nhập cuộc về hướng mở ((2014), Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’ (2015) cũng chỉ là cái cũ sắp xếp lại, thêm thắt chút ít mà thành.

Tội cho tôi, tội cho cả thân phận nhà văn Việt Nam. Sinh lực tinh túy nhất ở tuổi đứng bóng mặt trời của sáng tạo, chúng ta đã phung phí vào những điều không đâu.
Mà không biết!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *