TỪ DỄ THƯƠNG ĐẾN DỄ GHÉT

Nghe đồn…
Nếu Inrasara làm thơ đi thì dễ thương biết bao, hay nếu hắn cứ làm thơ kiểu Tháp Nắng, hoặc cùng lắm là Lễ Tẩy Trần Tháng Tư đi, thì tốt dường nào; đằng này, thêm kiểu thơ Chuyện 40 Năm Mới Kể & 18 Bài Tân Hình Thức, với Ở Nơi Ấy [Thơ Thời Cuộc] hậu hiện đại nữa, nên thành… dễ ghét.

Nếu Inrasara nghiên cứu văn hóa Cham đi chớ có phản biện chi chi cả thì dễ thương làm sao, mà nếu có phản biện thì phản biện trong phạm vi chuyên môn đi; đằng này hắn còn lây lan qua xã hội, đụng cái chi cũng [gồng mình] lên tiếng, nên thành ra dễ ghét.

Nếu Inrasara nghiên cứu văn hóa Cham với làm thơ hay viêt tiểu thuyết đi chớ có đâm đầu vào phê bình thì dễ thương biết mấy, hay nếu có phê bình thì cứ như đa số nhà phê bình Việt Nam: khen một ít chê một ít là được lòng tất; đằng này hắn đi ‘lập biên bản’ văn chương Việt, mà toàn động đến món ngoại vi nhạy cảm không à, dễ ghét là phải.

À, mà nếu có động đến văn học ngoại vi với nhạy cảm gì gì cũng còn được châm chế; đằng này hắn ham hố lăn vào các trận đấu vô vọng vô tận với những kẻ [xưa vốn là] văn thi hữu, thì dễ ghét là còn… may lắm.

Bạn có muốn dễ thương không?!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *