[có tấm ảnh rất độc chụp Sara phát biểu, Sara nhắn nhà nhiếp ảnh gửi qua email, anh nín thinh, mình cũng nín luôn – xài ảnh này tạm vậy]
Ngày thơ Việt Nam năm nay kết hợp với Liên hoan Thơ châu Á – Thái Bình Dương & Hội nghị Quốc tế quảng bá Văn học Việt Nam, kéo dài suốt cả tuần ở 3 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Mình ẩn là chính. Hạn chế tối đa chụp ảnh, không facebook. Đi loanh quanh, nhìn lan man.
Ở Hội thảo, mình phát biểu ngắn nhất: 4 phút. Với vài gạch đầu dòng:
Việt Nam có 54 dân tộc, đó là điều quý. Bởi vn sở hữu đến non 50 ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau. Riêng Cham có mấy món vô cùng độc đáo. Hải sử Champa làm cho lịch sử Việt Nam toàn diện. Văn hóa biển Cham làm đầy văn hóa Việt Nam. Và văn học Cham có không ít đặc trưng làm cho văn học Việt Nam đa dân tộc thêm phong phú và đa dạng.
Với Cham đã vậy, còn dân tộc khác nữa thì thế nào? Các vị khách quốc tế có ngoảnh đủ đầy đến nền văn học dân tộc thiểu số bị xem là ngoại vi kia không?
Trích đoạn Vanvn.net tường thuật liên quan đến tham luận của Inrasara:
“Hội thảo cũng đã nhận được nhiều tham luận của những nhà thơ, nhà nghiên cứu, dịch giả trong nước và quốc tế về chủ đề này. Nhà thơ Inrasara, người Chăm, đến từ tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam chia sẻ về văn học Chăm. Theo ông, người Chăm có chữ viết từ thế kỷ thứ IV, do đó, nền văn học của họ có từ sớm. Họ có 4 sử thi được văn bản hóa từ thế kỷ thứ XV, XVI, người Chăm có hai tôn giáo lớn, từ xung đột tôn giáo, 3 trường ca nổi tiếng của người Chăm đã ra đời. Người Chăm gắn liền với biển, và văn hóa biển thể hiện ngay trong tiếng nói của người Chăm. Văn hóa biển Chăm làm đầy tính toàn vẹn của lịch sử Việt Nam.”