33. Rao bán sự sợ hãi 2
Lần thứ hai, hắn quẩy ciêt sợ hãi vào Sài Gòn. Để bán bớt sợ hãi năm ngoái trúng vụ lớn không biết cất vào đâu, vừa mong ứng ít tiền nợ cũ về xài đỡ. Hắn có vẻ tự tin hơn, bởi dẫu sao điểm đến cũng không mơ mơ hồ hồ như lần trước.
Chưa kịp đặt ciêt xuống, hắn mở to hai con mắt ngơ ngác ngó nhóm nghệ sĩ vỉa hè Sài Gòn. Trước bàn cà phê mỗi người là mỗi ciêt sợ hãi to tướng. Họ uống cà phê sáng với sợ hãi, tán gẫu, bàn chuyện thời sự xã hội đang nóng hay tranh luận về một tập thơ vừa ra mắt cùng sợ hãi. Hắn không ngờ hạt giống hắn mang tới đây gặp mảnh đất mầu mỡ nảy nở nhanh và tươi tốt như thế.
– A, đây rồi – một thi sĩ trẻ reo lên khi vừa nhìn thấy hắn.
– Ngồi xuống đây, – một họa sĩ khác.
Hắn đặt ciêt xuống, kêu cái đen, nhâm nhi cà phê với nỗi sợ hãi cùng mọi người.
34. Rao bán sự sợ hãi 3
Năm nay, sáng dậy, đang chuẩn bị hành lí vào Sài Gòn thì con gái út chạy xộc tới kêu có đoàn văn nghệ sĩ đến tìm. Mấy chục chiếc xe, đủ loại xe to nhỏ, cũ mới. Cả đống ciêt sợ hãi, bao nhiêu là loại với cỡ ciêt. Nỗi sợ hãi cũng khối màu, đủ thứ màu. Vô số màu vẫn còn chưa có tên gọi.
Nhà hắn bé xíu không thể tiếp họ, hắn nhờ già làng giúp một tay.
Già làng không đủ chỗ tiếp, già làng kêu cả làng tới.
Phút chốc, làng hắn biến thành một khối sợ hãi khổng lồ.
Đây là lối viết siêu thực, khó hiểu nhưng vẫn rất dễ hiểu. Tác giả muốn nhấn mạnh về vấn đề mà ai cũng biết nhưng cố tình né tránh. Viết như vậy mới gọi là văn chương đích thực, chứ viết thực tế quá thì hỏng. Nhiều người không hiểu văn chương cứ viết bừa, thì chỉ có thể phục vụ cho độc giả bình thường. Viết thực, viết ám chỉ hay viết thiếu chất văn cũng vậy.
Truyện Mini của nhà thơ Inrasara viết rất đa dạng. Theo tôi khá độc đáo. Nếu dịch ra tiếng Anh, độc giả thế giới đọc vẫn hay.
Tôi nhất trí với chị Hạnh.
Ngay tên truyện cũng đã là siêu thực rồi, “rao bán sự sợ hãi”. Rồi nhà thơ Inrasara còn viết “trúng vụ sợ hãi”, rồi “mua sự sợ hãi trả góp”… Đây là cách nghĩ vừa có ý bỡn cợt, một cách bỡn cợt đau đớn.
Cảm ơn nhà thơ Inrasara.
Theo tôi nghĩ, S muốn đề cập đến “văn hóa sợ” trong giới văn nghệ sĩ.
có lần S cũng đã từng nói đại ý: khi “văn hóa sợ” ngự trị trong xã hội thì “đạo nói thật” đi tong. Phải chăng 1 bộ phận văn nghệ sĩ ko dám nói, ko dám viết chỉ vì giữ “đạo yên thân”?