Nó kể ông ngoại nó đang giữ một nửa bản trường ca. Một nửa kia đã thất lạc trong trận chạy càn. Bản Ariya kia đang làm hoang. Nó kể ông ngoại đinh ninh rằng, ai tìm thấy nửa bản trường ca còn lại, người đó sẽ nắm được bí quyết hóa giải nỗi chia rẽ nghiêm trọng của nòi giống Chàm xưa lẫn hiện tại.
Nó đi và đi và đi… 30 năm không thấy trở về palei.
Nghe nói nó đã tìm thấy nửa kia của nó nơi xứ Pajai. Và trụ luôn đất đó.
Dân làng kêu nó Thằng Hoang.
Truyện này mới là tưởng tượng đặc biệt. Truyện rất ngắn thôi nhưng có đến 3 cấp:
– Đầu tiên là chuyện thực tế: người Chăm đang có các phe phái, không phải tất cả người Chăm mà là vài nhóm nhỏ gây ồn ào trên mạng. (1)
– Thứ hai là nhà thơ Inrasara tưởng tượng ra chuyện trường ca thất lạc (ý này tôi biết nhà thơ lặp lại ý mình trước đó). (2)
– Cuối cùng là nhà thơ ráp nối (1) và (2) chuyện dường như không liên quan với nhau trên đó: ai tìm thấy “một nửa” trường ca thất lạc kia là làm thành truyện toàn vẹn, qua đó giải quyết được mối chia rẽ.
Đó là cách dựng truyện vừa bất ngờ vừa rất nhân bản. Đó là chưa nói nhà thơ chơi chữ “một nửa” trường ca chuyển sang thành “một nửa” chuyện tình cảm đôi lứa. Nhân vật chính không tìm được điều để làm cho người Chăm đoàn kết, thì ít ra nhân vật ấy đã tìm được “một nửa” cho hạnh phúc của mình.
Truyện ngắn mà chứa được rất nhiều điều trong đó. Tôi công nhận đây là truyện hay.