(Chuyên đề thơ tân hình thức Việt)
Ông không làm gì cả, đi loanh
quanh. Ông không đi đến đâu cả,
đi rồi về. Ông không làm gì
cả, ông suy nghĩ – không nghĩ ra
cái gì cả. Con cháu nói thứ
ăn hại, ông cười buồn. Lối xóm
bảo đồ lười biếng, ông nín lặng.
Không lo đói, lo rét gì cả –
giữa đời làng bề bộn. Ngồi trên
tảng đá, ông không nhìn gì cả,
trừng trừng. Ông lẩm bẩm câu thần
chú không ai hiểu gì cả, ông
cười không kẻ biết cười gì cả.
Ông đứng dậy bước về phía góc
khuất xương rồng, và vén váy ngồi
đái. Ông về, làng như thể của
ông không là của ông. Ông vào,
nhà của ông hết là của ông.
Một sáng thức dậy, ông bỏ đời
đi mất xương cốt.
Trước đây nhiều lần tôi nghĩ: sao S cứ 1 đề tài Chăm mà cày xới miết. Lại còn chỉ muốn bỏ tất cả mà về quê chỉ để
kể chuyện Chăm. Tại sao S ko lấn sang những đề tài rộng hơn, nóng bỏng hơn cua xã hội? Thậm chí đôi lúc cũng cợn lên: phải chăng S ko đủ “tầm” ra bể lớn?
Hôm nay bỗng nhiên ngộ ra 1 điều: S viết là để cho đồng bào S, cho con cháu Chăm. Viết là để lưu giữ và truyền lại văn hoá Chăm, tự hào Chăm. Và viết là để cho những người mơ hồ Chăm như K hiểu hơn về Chăm. Điều đó thật ý nghĩa. Vì biết bao nhiêu dân tộc khác ko có cơ hội để quảng bá mình.
(Chẳng biết lan man như thế có đúng ko?)
cei Sara khéo là tưởng tượng. dường như cái gì cei cũng tưởng tượng được.
thôi cei đừng viết phê bình chi cho mệt, hãy kể câu chuyện về Chăm đi.
chuyện cei kể thôi là bát ngát sự đời.
theo tôi, hàng ngàn chuyện cei kể còn giá trị muôn ngàn mấy nghiên cứu khoa học. tôi đọc mà mê luôn.
đwa karun cei Sara nhiều lắm