Cứ mỗi lần đến tháp Po Xah Inư – Bình Thuận, mục đích chiêm bái, dâng lễ, cúng kiến Yang thần tổ tiên tín ngưỡng tâm linh tôn giáo của chính dân tộc mình, người Chăm ở khắp nơi có thể đi theo đoàn, có thể chỉ thưa nhặt, rất lấy làm lạ trước hiện tượng “mua vé vào nhà mình”.
Nhiều bà con bức xúc, thắc mắc thì nhận được những hình thức trả lời kiểu đối đáp tay đôi pha đậm màu tâm trạng.
Bà con, anh chị là người Chăm càng trách nhiệm hơn mới phải sao lại tính toán vài đồng bạc lẻ? Bán vé rốt cục cũng chỉ để phục vụ mọi thứ cho tháp thôi mà.
Trên tỉnh không có quyết định nào nói người Chăm là không phải mua vé vào cổng cả.
Nếu bà con, anh chị là người Chăm xin hãy chứng minh mình là người Chăm và đính kèm những loại giấy tờ cần thiết từ những cơ quan chức năng.
Ui chu choa, nghiệm lại những câu trả lời mới thấy, đường về cội nguồn ngay quê hương bản quán mà ngày càng nhiêu khê quá đỗi.
“Bỗng dưng muốn khóc” làm sao, di tích sống, tộc người đang sống sờ sờ ra đấy mà đối xử như với di tích hoang vô chủ, tộc người đã vô hồn vậy.
Còn nhớ trước đó không lâu, Ban quản lí di tích này đã bị điều tiếng vây bủa khi đóng đinh dày đặc trực tiếp lên tháp cổ ngàn năm tuổi để chiếu sáng phục vụ du lịch dịp tết Nguyên đán, mà lờ đi những tác hại to lớn từ hành vi ấy.
Điều đáng nói là sau làn sóng phẫn nộ về chuyện này, đến nay BQL di tích vẫn để nguyên hiện trạng, nhằm trưng bày thành tích đạt giải A cấp tỉnh cho ánh mắt du khách trong và ngoài nước tự do thưởng lãm.
Bên cạnh đó, việc một ngôi chùa mọc lên kế di tích và hằng ngày thể hiện Phật tính của mình, qua việc tinh tấn tu tập và thuyết giảng bố thí pháp, thanh lọc tính tham sân si cho phật tử, chư khách thập phương lại lặng lẽ “xâm thực” đất đai nằm trong khuôn khổ di tích cấp quốc gia ngày càng nghiêm trọng, chỉ còn cách tháp phụ khoảng 1m, mà BQL di tích cũng chẳng thèm đoái hoài.
Có nguồn tin liên quan BQL di tích này, chưa được kiểm chứng cho hay, từ lâu những sinh viên người Chăm mới ra trường, hay đã có kinh nghiệm chuyên môn lĩnh vực văn hóa, bảo tồn di tích khi nộp hồ sơ xin việc đều không được ngó ngàng đến.
Bình Thuận cũng có nhiều ông quan to, chỉ mỗi chuyện vé vào cổng tháp thôi mà không can thiệp giúp cho bà con nhờ nhỉ. Ông Lâm Tấn Bình, Thông Thanh Khánh, Mai Văn Đức… nữa đấy. Cham cứ thế này hoài sao mà sống đây, hết ghur đến tháp… hết tháp đến ghur. Oải!